Liên quan đến bài đăng của một CEO người Nhật chê sự xuất hiện của shipper (người giao hàng) Việt khiến không gián quán cà phê trở nên mất sang trọng, cộng đồng mạng (CĐM) đã có những tranh cãi gay gắt.
Liên quan đến bài đăng của một CEO người Nhật chê sự xuất hiện của shipper (người giao hàng) Việt khiến không gián quán cà phê trở nên mất sang trọng, cộng đồng mạng (CĐM) đã có những tranh cãi gay gắt.
Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền dòng trạng thái của một CEO người Nhật Bản có tài khoản Twitter @hisa_ken than phiền về việc các shipper Việt xuất hiện trong các quán cà phê.
Cụ thể, hôm 11.6, người này viết: "Starbucks ở Hà Nội gần đây ngày càng có nhiều tài xế Grabfood với bộ dạng không sạch sẽ lui tới. Định nghĩa không gian riêng tư mà Starbucks hướng tới đang dần bị phá vỡ, phía cửa hàng có lẽ nên xem lại thế nào đi thì hơn. Điều này làm cho việc thư giãn với xu hướng cao cấp đồng nhất trên toàn thế giới đang dần mất đi đấy".
Bài đăng ngay sau khi đăng tải và được lan truyền đã nhận được vô số những phản hồi trái chiều từ phía cộng đồng mạng.
Sau bài phản ánh ý kiến bạn đọc "CEO Nhật chê shipper Việt "bẩn": Cộng đồng mạng Nhật Bản bức xúc" được đăng tải trên báo Lao Động, có rất nhiều độc giả cũng bày tỏ quan điểm về sự việc này. Có những ý kiến chỉ trích lời của CEO người Nhật. Tuy nhiên, cũng có những người đồng tình, tạo nên luồng tranh cãi gay gắt.
Bạn Nguyễn Vũ Hiếu tỏ ra không đồng tình với ý kiến của CEO Nhật Bản. "Bạn bỏ tiền ra uống cà phê và người khác cũng vậy. Tại sao bạn cho rằng chỉ mới mình bạn mới được tận hưởng không gian sang trọng và không muốn bị những người "lớp dưới" làm phiền? Tôi nghĩ ai cũng đều là con người, dù họ có làm công việc gì thì họ cũng là những người lao động chân chính, phải đổ mồ hôi nước mắt ra để kiếm tiền. Tại sao lại nghĩ mình sang hơn người khác được?", bạn Vũ Hiếu viết.
Bạn Huyền Nguyễn cho rằng: "Nếu bạn cảm thấy những người shipper "không sạch sẽ" và làm phiền bạn có thể tới góp ý với quản lý cửa hàng. Họ sẽ là người tiếp nhận ý kiến và sắp xếp lại sao cho phù hợp. Tôi nghĩ, đều cùng bỏ tiền như nhau không nên chụp ảnh rồi chê bai công khai như vậy".
Trong khi đó, không ít người cho rằng ý của CEO Nhật Bản không sai chỉ là lời lẽ chưa được khéo léo. "Người Nhật rất sạch và lịch sự khi vào quán nước, quán cà phê, nhà hàng. Tôi không dám vơ đũa cả nắm nhưng một số tài xế grab vào quán quần áo đầy mùi mồ hôi, nói năng ồn ào, ngồi đứng không lịch sự. Nói thật mất lòng, nhưng đôi khi họ làm cho không gian sang trọng, lịch sự không còn nữa.
Người ta vào quán cà phê chấp nhận uống một ly cà phê với giá rất đắt để mua lấy những giây phút thư giãn, yên tĩnh. Cá nhân tôi, không phải mình khinh người nghèo (vì tôi cũng nghèo) nhưng vào quán thư giãn mà có những người bán vé số mè nheo, những thanh niên hầm hố gác chân nói cười, chửi thề to tiếng thì tôi cũng không còn muốn tới chổ đó để thư giãn nữa".
Bạn Huy Nam cho biết cũng từng chứng kiến những cảnh tương tự và người CEO này không phải không có lý: "Tôi từng chứng kiến vấn đề này khi đi ăn một hàng gà rán. Tôi gặp rất nhiều shipper của các hãng đến mua mang đi. Khi đó đập vào mắt tôi là một cảnh tượng rất nhốn nháo, đủ thứ câu chuyện, lời nói kèm theo một số từ chửi thề. Lúc đó tôi nghĩ có lẽ sẽ không đến quán lần tiếp theo vì cảnh tượng này.
Đành rằng, các shipper cũng là khách hàng, họ cũng có quyền nhưng tôi cảm thấy kinh doanh kiểu này sẽ làm giảm sự "thân thiện" khi tới quán. Theo tôi, các nhà hàng có liên kết với các công ti vận chuyển nên có những phòng chờ riêng cho các bạn shipper, vậy sẽ tốt hơn và không ảnh hưởng tới những người xung quanh".
Nhiều độc giả còn đưa ra lời khuyên nên có phòng chờ hoặc khu vực chờ riêng cho các shipper khi tới mua mang đi.
CEO Nhật chê shipper Việt "bẩn": Cộng đồng mạng Nhật Bản bức xúc Một CEO người Nhật vừa có bài đăng trên Twitter cho rằng sự xuất hiện của shipper Việt làm quán cà phê mất đi sự sang trọng. Bài ... |
Chiêu "bom hàng" khiến shipper cười đau trong nước mắt Có khá nhiều lý do khiến khách không nhận hàng đã đặt qua mạng, trong đó có những lý do "khó đỡ" mà người bán ... |