Câu chuyện mạng truyền số liệu chuyên dùng CPNet tại Thừa Thiên – Huế không chấp nhận cho truy cập vào mạng xã hội như Facebook cũng như các website không có tên miền đuôi .vn đang bị làm ầm ĩ quá đà. Trên thực tế, việc này chẳng có gì phải ầm ĩ.
Câu chuyện mạng truyền số liệu chuyên dùng CPNet tại Thừa Thiên – Huế không chấp nhận cho truy cập vào mạng xã hội như Facebook cũng như các website không có tên miền đuôi .vn đang bị làm ầm ĩ quá đà. Trên thực tế, việc này chẳng có gì phải ầm ĩ.
Đây chẳng phải chuyện cấm cản dân chủ hay là một quyết định chính trị, mà cần xem đó là một quyết định rõ ràng, sòng phẳng, vì công việc, vì sự tiết kiệm tài nguyên nhằm tập trung nguồn lực cũng như tư tưởng vào công việc.
Thứ nhất, đây là mạng kết nối với các máy tính của công, mục đích là phục vụ cho công việc, hoàn toàn có quyền định hướng về các website được phép truy cập cũng như không cho phép truy cập vào các website, dịch vụ.v.v… không phục vụ cho công việc.
Từ đây, sẽ giúp tránh lãng phí được hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là tài nguyên đường truyền Internet, tài nguyên máy tính; yếu tố thứ hai là tài nguyên về con người mà cụ thể là thời gian truy cập những thứ ngoài công việc làm sao nhãng, thiếu tập trung về tâm trí vào công việc phải xử lí.
Thứ hai, một mạng chuyên dụng phục vụ công việc cũng cần đề cao tính bảo mật, an toàn và chống xâm nhập. Các xâm nhập từ mạng xã hội hay các kết nối mạng thiếu chọn lọc và thiếu kiểm soát luôn ẩn chứa sự không an toàn về virus, mã độc, hacker.v.v…
Trên thực tế, không phải chỉ có mạng CPNet ở Thừa Thiên – Huế mới qui định như vậy. Từ cách đây cả chục năm trước, nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, các Cty về công nghệ phần mềm, thiết kế chip.v.v… luôn có những qui định rất ngặt nghèo, đơn cử như không cho dùng máy tính của Cty kết nối mạng bên ngoài, không cho sử dụng các công cụ chat trên mạng xã hội.v.v… nhằm tránh nguy cơ rò rỉ thông tin, bị đánh cắp bí mật công nghệ kĩ thuật.
Thậm chí, một chuỗi bán lẻ công nghệ lớn tại Việt Nam hiện nay còn áp dụng các qui định nghiêm ngặt hơn, như nhân viên không bao giờ được copy tài liệu từ bên trong chuyển ra ngoài bằng USB, máy tính công ty không được cài Yahoo!Mail (một thời) hay Gmail (hiện tại) mà dùng email của doanh nghiệp để có thể kiểm soát dữ liệu, thông tin ra/vào khi cần thiết, nhân viên được khuyến cáo không dùng email công ty cho việc riêng…
Và chúng ta hẳn còn nhớ ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2016 Hillary Clinton đã gặp lao đao như thế nào khi bị phanh phui việc dùng email cá nhân cho việc công khi còn đương chức ngoại trưởng.
Nếu các doanh nghiệp qui định nhân viên không được dùng thời gian làm việc do Cty trả lương vào việc riêng hay chat chít, lướt Facebook… cũng không có gì là sai. Và ngược lại, nhân viên hoàn toàn có quyền sử dụng đường truyền và máy tính riêng, điện thoại riêng trong thời gian nghỉ ngơi để lướt web, chơi Facebook hay chat chít…
Vậy thì qui định chặn dùng Facebook từ đường truyền và máy tính công có gì mà phải ầm ĩ.
Cán bộ, đảng viên ở Cần Thơ dùng Facebook, Zalo phải khai báo? Quận uỷ Cái Răng chỉ đạo thống kê, rà soát cán bộ, đảng viên có sử dụng hay không, chứ không yêu cầu phải khai ... |
Cán bộ, đảng viên ở Cần Thơ dùng mạng xã hội phải khai báo Quận Cái Răng yêu cầu cán bộ, đảng viên sử dụng mạng xã hội phải kê khai, nêu rõ nickname và mục đích sử dụng. |