Những năm qua, TPHCM tập trung thực hiện nhiều chương trình chống ngập với tổng kinh phí ước tính cả chục nghìn tỉ đồng nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, cứ đến mùa mưa người dân lại bì bõm lội nước.

chi hang chuc nghin ti dong vi sao tphcm van khong het ngap

Chia sẻ

Cứ mỗi lần mưa là nhiều tuyến đường phố TPHCM vẫn chìm ngập trong nước. Ảnh: M.Q

Nguyên nhân do chống ngập kiểu cục bộ, không kết nối được các dự án chống ngập.

Ỳ ạch các dự án chống ngập

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó GĐ Trung tâm điều hành chống ngập nước TPHCM - nhìn nhận một trong những nguyên nhân gây ngập hiện nay là do việc triển khai quy hoạch chống ngập quá chậm, hệ thống cống thoát nước đầu tư chưa đạt yêu cầu.

Quy hoạch thoát nước mưa (quy hoạch 752) xác định đến năm 2020 sẽ xây dựng 6.000km cống nhưng theo ông Dũng hiện nay chỉ khoảng 3.049km được đầu tư. Quy hoạch cũng xác định xây dựng 140 hồ điều tiết hỗ trợ thoát nước nhưng chưa có hồ nào hoàn thành.

Ngoài ra, hiện chỉ có 1/7 nhà máy xử lý nước thải hoàn thành và đưa vào sử dụng đó là nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát (công suất 131.000m3/ngày), 6 nhà máy xử lý nước thải còn lại đang thi công hoặc mới đang kêu gọi đầu tư.

Tương tự, quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TPHCM (quy hoạch 1547) xác định triển khai trên địa bàn TP 10 cống kiểm soát triều, đến nay chỉ mới đưa vào vận hành cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Đáng lo ngại, vừa qua dự án chống ngập với mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng xây 6 cống kiểm soát triều cùng gần 8km đê bao bị chủ đầu tư tạm dừng thi công. Việc này đang đe dọa nỗ lực chống ngập của TPHCM trong mùa mưa năm nay và có nguy cơ kéo lùi quá trình chống ngập.

Đã vậy, công tác dự báo không lường hết được diễn biến biến đổi khí hậu. Quy hoạch thoát nước mưa dựa vào yếu tố mưa trong 3 giờ tối đa đạt vũ lượng 95,91mm - tương ứng với đỉnh triều 1,32 mét.

Trên thực tế, chỉ tính riêng trong 2 năm 2016 và 2017 đã xuất hiện 17 trận mưa trên 100mm. Trong đó, vũ lượng trận mưa lớn nhất đo được trong năm 2016 là 204,3mm, vũ lượng trận mưa lớn nhất đo được trong năm 2017 là 206,2mm - vượt xa tầng suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai quy hoạch do các dự án chống ngập có nguồn vốn lớn, trong khi nguồn lực thành phố có hạn, ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng.

Để giải quyết vấn đề ngập nước tại TPHCM trong thời gian tới, TP cần triển khai hoàn thành quy hoạch 752 và quy hoạch 1547. Dự kiến tổng vốn cho hai quy hoạch này lên tới 73.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, TP chỉ bố trí được 26.852 tỉ đồng, còn thiếu 46.527 tỉ đồng sẽ mời gọi đầu tư bằng nguồn xã hội hóa và vốn ODA.

Đường mới chống ngập vẫn ngập như sông

Ông Hoàng Minh Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND quận 9 - thông tin số tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước chiếm 40% tổng số tuyến đường trên địa bàn quận dẫn đến tình trạng ngập cục bộ. Theo ông Tuấn Anh, tình trạng ngập ở quận 9 chủ yếu là ngập do mưa, thoát nước không kịp.

Trước đây, khi có đất nông nghiệp thì thoát nước mặt nhưng do tốc độ đô thị hóa nên thoát không kịp. Hiện nay quận 9 còn 4 điểm ngập cục bộ. Trong đó, đường Đỗ Xuân Hợp mặc dù đã có dự án chống ngập 137 tỉ đồng hoàn thành cuối năm 2016 nhưng chưa giải quyết được ngập triệt để, mưa lớn đường vẫn ngập như sông.

Để triển khai các dự án trong chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020 trong thời gian tới, Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP kiến nghị UBND TP thông qua kế hoạch đầu tư các tuyến đường, hẻm (do UBND quận - huyện quản lý), hệ thống sông, kênh rạch kết nối đồng bộ với dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Đồng thời, UBND TP chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, Sở Tài chính TP gấp rút tham mưu UBND TP thực hiện chuyển nguồn cho các dự án đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ ngân sách Trung ương sang vốn ngân sách TP và bố trí vốn ngay để Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP có cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện và hoàn thành các dự án chống ngập góp phần hoàn thành Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020. Mặt khác, UBND TP mời gọi đầu tư các dự án bằng nguồn xã hội hóa và vốn vay ODA.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho rằng, với đặc điểm của TPHCM là có tốc độ tăng dân số nhanh dẫn đến những bất cập về hạ tầng đô thị, hệ thống cấp thoát nước bị tác động. Cụ thể, dân số tăng nhanh nên việc quản lý xây dựng, xả rác thải, lấn chiếm kênh, rạch ảnh hưởng việc khơi thông dòng chảy. Trong khi đó, quản lý quy hoạch và kết nối quy hoạch còn hạn chế, kết nối không đồng bộ dẫn đến tình trạng ngập nước cho TP.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, để giải quyết tình trạng ngập nước cho TP, trong thời gian tới, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP phải triển khai đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình; cần có sự phối hợp giữa các sở, ngành, quận, huyện trong giải quyết chống ngập.

Cùng với đó, triển khai những dự án xây dựng hồ điều tiết; nghiên cứu địa hình để triển khai các dự án chống ngập cho phù hợp. Về quản lý nhà nước, triển khai một số dự án nạo vét khơi thông dòng chảy, rà soát các tuyến đường chưa có hệ thống cống thoát nước...

Hiện nay TPHCM đã giải quyết được 22/37 tuyến đường ngập do mưa. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành 15 điểm ngập còn lại đúng theo kế hoạch. Đối với các tuyến đường ngập do triều cường, dự kiến đến giữa năm 2019, sẽ giải quyết 8/9 tuyến đường ngập do triều cường, đến năm 2020 sẽ hoàn thành giải quyết 9/9 tuyến đường ngập do triều cường theo đúng kế hoạch đề ra.

chi hang chuc nghin ti dong vi sao tphcm van khong het ngap Người Sài Gòn lội nước ngập ngang bụng, ngã sấp mặt giữa đêm

Cơn mưa như trút nước đổ xuống khắp các quận, huyện ở TP.HCM đêm 19/5 khiến nhiều tuyến như đường Phan Huy Ích bị ngập ...

chi hang chuc nghin ti dong vi sao tphcm van khong het ngap Sài Gòn mưa như trút nước, nhiều nơi ngập sâu

Cơn mưa như trút nước đổ xuống khắp các quận huyện ở TP.HCM khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu, xe cộ chết máy hàng ...

chi hang chuc nghin ti dong vi sao tphcm van khong het ngap TP.HCM: Chống ngập quá lỗi thời, dân còn \'bơi\' dài dài

Quy hoạch chống ngập của TP.HCM đã quá lỗi thời, trong khi nhiều khu vực bị lún do khai thác nước ngầm…dẫn đến trình trạng ...

chi hang chuc nghin ti dong vi sao tphcm van khong het ngap Hàng loạt xe chết máy sau mưa lớn ở \'rốn ngập\' Sài Gòn

Đường Nguyễn Hữu Cảnh được lắp "siêu" máy bơm chống ngập nhưng vẫn ngập sâu khiến giao thông rối loạn.

chi hang chuc nghin ti dong vi sao tphcm van khong het ngap Nhiều tuyến đường Sài Gòn ngập nặng, xe chết máy hàng loạt

Sau cơn mưa lớn chiều 7/5, nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập sâu, xe cộ chết máy hàng loạt.

/ https://laodong.vn