Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc bằng thỏa thuận mà phải có kẻ thắng người thua bởi một trận cuối…
Lực lượng khủng bố nguy hiểm, đe dọa tiềm tàng an ninh Nga đã được tập trung vào Idlib-Syria.
Tiêu diệt nó ngay và luôn tại một nơi xa lãnh thổ Nga là một trong những mục tiêu đề ra công khai trong tuyên bố của Tổng thống Nga Putin khi phát động chiến dịch quân sự tại Syria tháng 10/2015.
Máy bay trinh sát điện tử Il-20M của Nga trên vùng trời Idlib
Sức nóng từ quân khủng bố tại Idlib
Tỉnh lỵ Idlib là một trong 4 khu vực “giảm leo thang” còn sót lại tại Syria. Bằng chiến thuật vừa đánh vừa đàm, Nga – Syria đã khôn khéo giành lại khu vực bị phiến quân chiếm đóng với tổn thất ít nhất để “gom” phiến quân về tại một nơi – Idlib.
Tại Idlib có nhiều thành phần lực lượng, nhưng quy lại có 2 thành phần:
Một là các thành phần trong cái gọi là “lực lượng đối lập ôn hòa” thuộc quyền cai quản, nuôi dưỡng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai là lực lượng khủng bố bị cấm hoạt động tại Nga và khủng bố được LHQ xác định như Hayat Tahrir al-Sham (HTS), Ahrar al-Sham và các nhóm phiến loạn từ các nơi khác di tản về đây.
Đây là những đối tượng tác chiến trực tiếp của Nga-Syria dù cho chúng ở đâu kể cả trong 4 “vùng giảm leo thang”.
Thật may mắn cho các lực lượng “hỗn hợp” tại Idlib, khu “giảm leo thang” này được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ chính, nên dù bị “cấm hoạt động tại Nga”, bị LHQ liệt kê là “khủng bố” đều là đối tượng tác chiến của Nga –Syria nhưng không phải là kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ.
Các lực lượng này cùng với các băng nhóm vũ trang được hậu thuẫn bởi Thổ Nhĩ Kỳ thường “thay tên, đổi áo” luôn rình rập tấn công vào Nga và quân đội chính phủ Syria (SAA).
Hàng chục vụ sử dụng UAV tấn công vào căn cứ không quân Nga tại Khmeimim, tấn công vào quân chính phủ tại Homs, Hama và gần đây nhất tại Latakia ngày 9/7 giết chết 25 binh lính của SAA.
Tất cả những hành động tấn công, khiêu khích, vi phạm đều xuất phát từ Idlib – khu vực giảm leo thang do Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ mà không thể không nghi ngờ có sự tiếp tay và làm ngơ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì vậy, xóa sạch ổ nhóm này tại Idlib không chỉ là quyết tâm của chính quyền Assad mà còn là của Nga.
Tuy nhiên, rất khó khăn để tấn công. Sự khó khăn không phải về quân sự mà chủ yếu là chính trị mà không tính toán kỹ sẽ kéo theo những biến chứng địa chính trị khó lường.
Đây chính là nguyên nhân khiến Nga – Syria phải suy nghĩ 2 lần trước khi quyết định tấn công vào Idlib…
Lựa chọn khó khăn của Nga trong mục tiêu Idlib
Ngày 5 tháng 8, người đứng đầu Chechnya, Ramzan Kadyrov, đề xuất với Putin và bày tỏ ý kiến rằng, Nga và quân đội chính phủ ở Syria không nên để thời gian nghỉ ngơi cho các chiến binh ở Idlib.
Theo ông, trì hoãn vấn đề này sẽ có những hậu quả tiêu cực, vì thời gian nghỉ ngơi cho phép những kẻ khủng bố tăng cường vị trí của họ và thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Kadyrov lưu ý rằng, kinh nghiệm về phản ứng nhanh chóng và kiên quyết đấu tranh chống lại các chiến binh trong chiến dịch Chechnya cho thấy, nếu chúng ta không có hành động quyết định thì tình hình ở Chechnya sẽ vẫn còn khó khăn vào lúc này…
Vì vậy, Kadyrov kêu gọi không lãng phí thời gian và “không nhìn xung quanh” đã đến lúc quét sạch mọi lực lượng phiến quân tại Idlib.
Tổng thống Syria Bashar Assad thì tuyên bố ngày 26/7: “Idlib là mục tiêu của chúng tôi, nhưng không chỉ là Idlib. Tuy nhiên, Idlib là mục tiêu được ưu tiên”…
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cảnh báo Putin rằng lựa chọn quân sự sẽ có “hậu quả tồi tệ nhất”.
Tại cuộc gặp Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi mới đây, Erdogan nói: “Tôi đã yêu cầu sự can thiệp của Putin. Hy vọng của tôi là, cầu Chúa, Putin sẽ làm những gì cần thiết…”.
Rõ ràng quan điểm của Kadyrov và Tổng thống Assad là đúng và chính xác, nhưng cảnh báo của Erdogan là cũng không sai và không được coi thường…buộc Nga-Putin phải suy nghĩ 2 lần trước một lựa chọn rất khó khăn là đánh hay không?
Chiến thuật “đánh chuột không làm vỡ bình”
Tại mục tiêu Idlib, tình thế buộc Nga có 2 sự lựa chọn sau:
1, Không thể không đánh. Đúng như quan điểm của người đứng đầu Cộng hòa Chechnya Kadyrov…và “sức nóng khủng bố” tỏa ra từ Idlib thì ai cũng biết. Do đó, trên quan điểm chống khủng bố thì phải đánh.
2, Nhưng khi đánh sẽ gây một biến chứng trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, một nhân tố quan trọng trong giải pháp chính trị tại Syria và là một đối tác tầm chiến lược của Nga trong cuộc chiến địa chính trị với Mỹ.
Không muốn gây ra một biến chứng trong mối quan hệ địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại muốn tiêu diệt những kẻ khủng bố đe dọa tiềm tàng an ninh Nga thì Putin không còn cách nào khác là phải áp dụng chiến thuật “Đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Chiến thuật: “Đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” hay nói như người Anh là “ăn bánh nhưng miếng bánh còn nguyên” đòi hỏi nghệ thuật, tinh xảo và sắc lẹm như “phẫu thuật” may ra mới thành công…trong đó, công tác chuẩn bị ngoại giao là rất quan trọng.
Khu vực tác chiến chủ yếu là Bắc-Tây Bắc Latakia.
Đối tượng tác chiến chủ yếu là HTS và các chiến binh nước ngoài khác.
Mục tiêu tác chiến là kiểm soát biên giới Latakia-Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm lại khu Jisr Al-Shughour chiến lược.
Lưu ý, khu vực tác chiến, đối tượng tác chiến và mục tiêu tác chiến tại Idlib đều nằm trong sự kiểm soát của lực lượng khủng bố bị cấm hoạt động tại Nga và được LHQ xác định là khủng bố mà không thuộc các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ và không thuộc 12 điểm mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ canh giữ. Dù vậy, đây cũng là một sự chấp nhận bắt buộc khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng tham gia: Bộ Tham mưu SAA của Syria đã điều động các lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất từ chiến trường Tây Nam Syria như Quân đoàn cơ giới số 4, lực lượng Vệ binh Cộng hòa, lực lượng Hổ (Tiger Forrce) đến khu vực.
Riêng Nga, đã xuất hiện rất nhiều chuyến bay của IL-20M trên vùng trời Idlib. Có nghĩa là Nga đã lập dữ liệu mục tiêu cho các loại hỏa lực mạnh phục vụ cho ý đồ tác chiến là đánh tiêu diệt là chính.
Việc Nga đưa tên lửa Iskander đến Syria không phải là để thử nghiệm.
Rõ ràng, với sự chuẩn bị về mặt quân sự như trên thì không thể nghi ngờ có một đòn tấn công vào Idlib sắp xảy ra. Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc bằng một số thỏa thuận mà phải có kẻ thắng người thua bởi một trận cuối…
Chiến thuật nồi hầm của Nga tại Syria Liệu các khu vực giảm leo thang căng thẳng mà Nga bảo trợ có phải là một chiến thuật nhằm đánh bại lực lượng vũ ... |
Chiến thuật của Nga khi rút Ka-52 về nước Theo Business Insider, việc Nga bất ngờ rút bớt trực thăng Ka-52 từ Syria về nước rõ ràng mang những toan tính cụ thể. |
Kim Jong Un sử dụng chiến thuật nào khi gặp Trump? Sau sáu năm lánh xa quốc tế, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang cho thấy bộ sưu tập chiến thuật đàm phán ... |