Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ chấm dứt sự độc quyền của Mỹ trên hệ thống tài chính toàn cầu.
RT hôm 17/9 dẫn bình luận của nhà đầu tư và bình luận tài chính Jim Rogers (Đại học Yale) nhận định về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có nguy cơ bùng nổ thời gian tới.
Theo ông Rogers, nếu cuộc chiến thương mại này xảy ra, bên chịu ảnh hưởng sẽ là Mỹ nhiều hơn là Trung Quốc bởi nó chỉ buộc Bắc Kinh và Nga cùng các nước khác như Iran, hợp tác với nhau.
Mỹ gây chiến tranh thương mại Trung Quốc, thuận lợi hay thất bại? |
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mukuchin cảnh báo rằng, Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc nếu không thực hiện chế độ trừng phạt mới nhằm răn đe Bắc Triều Tiên và những hạn chế này có thể bao gồm việc cắt đứt khả năng cho Trung Quốc truy cập vào hệ thống tài chính Mỹ.
"Nếu Mỹ đưa ra những biện pháp trừng phạt Trung Quốc một cách rộng rãi, nó sẽ làm cho cả nền kinh tế thế giới sụt giảm. Và cuối cùng, nó làm tổn thương nước Mỹ hơn là làm tổn thương Trung Quốc bởi vì nó chỉ làm cho Trung Quốc và Nga và các nước khác tiến lại gần nhau hơn" - ông Rogers nhận xét.
Nhà bình luận này cho rằng, hiện nay, sự hợp tác giữa Trung Quốc, Nga và các nước như Iran, Pakistan đang cố gắng đưa ra một hệ thống tài chính mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Tuy nhiên, quá trình này còn diễn ra chậm chạp.
Nếu Mỹ tiếp tục các cơ chế trừng phạt mạnh tay với cả Nga và Trung Quốc, họ sẽ thúc đẩy quá trình trên diễn ra nhanh hơn và cuối cùng, chỉ có Mỹ sẽ mất độc quyền về hệ thống tài chính.
"Nhiều người không thích dùng đồng đô-la Mỹ vì nếu nước Mỹ giận dữ với bạn, họ có thể tạo ra áp lực rất lớn cho bạn, thậm chí có thể khiến bạn không giao thương được. Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác hiểu điều này và họ đang cố gắng để chuyển thương mại thế giới, tài chính thế giới ra khỏi nó” - ông Jim Rogers nói.
Vì Trung Quốc là nước mua dầu thô nhiều nhất thế giới, hợp đồng mới có thể cho phép các nhà xuất khẩu tránh lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách mua bán dầu thô bằng nội tệ Đại lục. Những nước như Nga, Iran, Pakistan và nhiều quốc gia châu Á khác đang quan tâm đến việc này.
Ông Jim Rogers dẫn một ví dụ về sự trừng phạt của Mỹ nhằm làm tổn thương nước Nga và ngành nông nghiệp Nga. Nhưng ngành nông nghiệp Nga đã bùng nổ. Và Mỹ đang làm tổn thương mình nhiều hơn là trừng phạt ai khác.
Chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác và khiến Mỹ đại bại. |
Nhà bình luận cũng cho rằng, hiện nay, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang dần được hình thành và có thể nó sẽ sớm xảy ra.
"Tổng thống Donald Trump đã nói về tương lai trong 1, 2 năm nữa, ông sẽ bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ông Trump sẽ đánh thuế rất cao với hàng hóa Trung Quốc. Ông ấy sẵn sàng làm điều đó. Một số cố vấn đã ủng hộ ông ấy.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu" - nhà bình luận cảnh báo.
(http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/chuyen-gia-my-canh-bao-chien-tranh-thuong-mai-my--trung-3343310/)
\'Nhờ\' Hà Văn Thắm, phát hiện 400 tỉ bốc hơi ở chi nhánh OceanBank Hải Phòng Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank), chiều nay, 17.9, phát đi thông tin chính thức về vụ hơn 400 tỉ đồng tiết ... |
Chuyên gia Mỹ: Hải quân Trung Quốc là đối thủ số 1 Thay vì coi Trung Quốc là đối tác thương mại không thể thiếu, Mỹ cần xem Trung Quốc như một đối thủ tiềm tàng số ... |
Xúc tiến thương mại: Doanh nghiệp phải tự “bơi” Công tác xúc tiến thương mại (XTTM) là công tác đặc biệt quan trọng, đóng góp lớn vào việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ... |
Thay đổi thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản về việc thông báo thay đổi thành viên Hệ thống thanh toán điện tử ... |