Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, trong giai đoạn vừa qua Cơ quan điều tra đã khởi tố 1.021 vụ án, 2.035 bị can liên quan đến hành vi mua bán người (chiếm trên 97% số tin báo, tố giác đã tiếp nhận, xử lý).

co bao nhieu nan nhan bi lua ban ra nuoc ngoai da tu tro ve

Thượng tướng Lê Quý Vương (ảnh IT).

Nạn nhân mua bán người chủ yếu phụ nữ và trẻ em

Sáng 23.8, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của bà Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. Buổi họp này là phiên giải trình về tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn từ năm 2012-2017.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2012 đã quy định khung pháp lý quan trọng làm cơ sở cho công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật, bên cạnh kết quả đã đạt được thì cũng còn những hạn chế, bất cập. Các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm mua bán người hiệu quả chưa cao, công tác tiếp nhận, xác minh và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về còn chậm. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tình hình mua bán người diễn biến rất phức tạp, một số vụ mua bán người gây nhiều bức xúc trong xã hội. Đáng báo động là số lượng nạn nhân bị mua bán chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

co bao nhieu nan nhan bi lua ban ra nuoc ngoai da tu tro ve

Nạn nhân mua bán người được trao trả ở biên giới Việt - Trung (ảnh IT).

Theo dự thảo Báo cáo về một số vấn đề thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban Tư pháp cho thấy, trong thời gian qua tội phạm mua bán người đã xảy ra và có dấu hiệu xảy ra ở 63 tỉnh, thành phố cả nước, chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài, chiếm trên 85% số vụ mua bán người, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Campuchia, Lào, trong đó sang Trung Quốc chiếm trên 75%. Số nạn nhân bị mua bán và nghi vấn bị mua bán là 3.090 người. Số nạn nhân đã trở về là 2.571 người. Số nạn nhân chưa trở về là 519 người. Các lĩnh vực thường xảy ra tội phạm như cho nhận con nuôi; kết hôn có yếu tố nước ngoài; đẻ thuê; cho, hiến tạng; xuất khẩu lao động, di cư ra nước ngoài lao động làm thuê, du lịch, chữa bệnh, thăm nhân.

Nạn nhân bị mua bán chủ yếu là phụ nữ, trẻ em (chiếm trên 90%) và đa số thuộc các dân tộc thiểu số (chiếm trên 80%), thường tập trung ở những vùng nông thôn, miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, phần lớn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn... Nạn nhân bị bán ra nước ngoài chiếm trên 98%, trong đó chủ yếu là sang Trung Quốc

Báo cáo của Ủy ban Tư pháp bổ sung, một số trường hợp nạn nhân là nam giới bị lừa qua Trung Quốc để bán thận. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng của TP. Cần Thơ thì có 8 trường hợp nạn nhân là nam giới bị lừa qua Trung Quốc bán thận.

Tội phạm mua bán người tồn tại dưới dạng ẩn

Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, trong giai đoạn vừa qua Cơ quan điều tra đã khởi tố 1.021 vụ án, 2.035 bị can liên quan đến hành vi mua bán người (chiếm trên 97% số tin báo, tố giác đã tiếp nhận, xử lý). Đã kết luận điều tra, chuyển Viện KSND các cấp đề nghị truy tố 812 vụ, 1.821 bị can.

Giải trình tại phiên họp, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết: Tội phạm mua bán người chủ yếu tồn tại dưới dạng ẩn, nên ngay từ khâu phát hiện, tố giác tội phạm đã rất khó khăn; kể cả đến khi đã tố giác, báo tin về tội phạm thì việc xác minh, điều tra không hề dễ dàng. Bởi đa phần các vụ việc, vụ án mua bán người ra nước ngoài, xảy ra đã lâu mới phát hiện, đối tượng và nhất là nạn nhân ở nước ngoài không thể xác minh, xác định; chứng cứ ít, chủ yếu căn cứ vào lời khai, tố giác của người đã và đang gặp khó khăn, vướng mắc nhiều mặt.

Về con số 519 nạn nhân, theo Thượng tướng Lê Quý Vương, qua các nguồn tin lực lượng chức năng thống kê được con số này. 519 nạn nhân này chủ yếu ở phía Trung Quốc, không rõ địa chỉ. “Chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng Bộ đội biên phòng, trao đổi với phía Trung Quốc tiếp tục làm rõ. Có thể những đối tượng này bị mua bán sang Trung Quốc nhưng sau đó lại kết hôn, lao động, làm ăn, sinh sống, tạm trú hợp pháp ở bên đó. Chúng ta không thể đưa lực lượng sang đó giải cứu được”, tướng Vương cho biết.

Vẫn theo Thượng tướng Lê Quý Vương, trong số vụ mua bán người, chiếm khoảng 5% là mua bán trong nước. Trong đó có chuyện liên quan đến cưỡng bức lao động. Báo chí cũng nêu có việc cưỡng bức đưa lao động ra ngoài tàu thuyền đánh cá, vấn đề này đang được kiểm tra.

co bao nhieu nan nhan bi lua ban ra nuoc ngoai da tu tro ve Cảnh giác thủ đoạn dọa bắt giam, lừa nạn nhân chuyển 2 tỷ đồng

Nhóm đối tượng tự xưng là cơ quan điều tra, dọa bắt giam, buộc nạn nhân chuyển 2 tỷ đồng do có liên quan đến ...

co bao nhieu nan nhan bi lua ban ra nuoc ngoai da tu tro ve Nhóm lừa đảo gửi lệnh bắt người, buộc nạn nhân chuyển 2 tỷ

Qua điện thoại, người đàn ông xưng là "đại úy công an" đang điều tra chuyên án ma túy, rửa tiền, rồi dọa bắt ông ...

co bao nhieu nan nhan bi lua ban ra nuoc ngoai da tu tro ve Xâm hại tình dục tại Hollywood: Khi nạn nhân hóa ra cũng là ‘quỷ dữ’

Quả là một câu chuyện éo le: Asia Argento - người từng tố cáo Harvey Weinstein có hành vi cưỡng hiếp - lại đi ép ...

co bao nhieu nan nhan bi lua ban ra nuoc ngoai da tu tro ve Thêm 4 thi thể được tìm thấy dưới đống đổ nát của cầu sập ở Italy

Đội cứu hộ tiếp tục phát hiện thi thể các nạn nhân đang bị vùi lấp dưới những khối bê tông khổng lồ trong vụ ...

/ http://danviet.vn