Trong đơn kháng cáo, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bày tỏ muốn đoàn tụ với chồng. Trước mong muốn này, nhiều người đặt ra câu hỏi, nếu vợ chồng ông chủ Trung Nguyên tái hợp thì họ có phải nộp án phí 8 tỉ đồng hay không?
Sau khi kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) và bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên), cả bà Thảo và ông Vũ đều có đơn kháng cáo.
Theo đó, ông Vũ cũng có đơn kháng cáo yêu cầu chia các tài sản tranh chấp theo tỷ lệ ông sở hữu 70%, bà Thảo 30% như quan điểm trình bày ở tòa.
Về phía bà Thảo, trong đơn kháng cáo, bà Thảo cho rằng bản án sơ thẩm vi phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng. Cụ thể, bản án quyết định phần tài sản chung là cổ phần và phần vốn góp. Quá trình giải quyết vụ án không có văn bản nào thể hiện các bên thoải thuận về giá cổ phần và phần vốn góp.
Do đó, việc định giá cổ phần và phần vốn góp là bắt buộc. Dù vậy, trong hồ sơ vụ án không hề có văn bản tố tụng nào thể hiện thủ tục định giá; chưa có kết luận định giá hai tài sản này là tài sản chung. Ngoài ra, bà Thảo còn bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với ông Vũ.
Trước mong muốn tái hợp với chồng của bà Thảo, nhiều người đưa ra câu hỏi, nếu họ quay lại với nhau thì cặp vợ chồng này có phải nộp số tiền án phí tài sản lên tới 8 tỉ đồng hay không?
Trả lời câu hỏi này, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, nghĩa vụ về án phí dân sự được qui định tại các điều từ 143 đến 150 Bộ luật tố tụng dân sự.
Theo đó, trường hợp trong vụ án giữa ông Vũ, bà Thảo chia tài sản trong hôn nhân, giải quyết ở cấp phúc thẩm tùy vào các tình huống như sau đây: Nếu cả hai bên đồng ý đoàn tụ và rút yêu cầu không chia tài sản trước khi xét xử phúc thẩm thì tòa án đình chỉ giải quyết vụ án và không tính án phí.
Nếu cả hai hòa giải được phần phân chia tài sản ở cấp phúc thẩm thì án các bên phải chịu mức án phí 50% của mức án sơ thẩm đã tuyên. Tức tổng án phí hai bên phải chịu chỉ hơn 4 tỷ so với mức tuyên sơ thẩm hơn 8 tỷ đồng.
Nếu trường hợp hai bên không có tiếng nói chung và tòa án tuyên xử phúc thẩm thì án phí tính như cấp sơ thẩm đã tuyên cộng với án phí kháng cáo (300 ngàn đồng).
Trước đó, chiều ngày 27/3, TAND TP.HCM đã thuận tình ly hôn cho vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Theo đó, Tòa phân chia ông Vũ 60% và bà Thảo 40% tài sản chung là các cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên.
Tuy nhiên, tòa yêu cầu bà Thảo giao lại toàn bộ số cổ phần cho ông Vũ; ông Vũ có trách nhiệm hoàn lại bằng tiền cho bà Thảo.
Về tài sản là tiền, vàng có giá trị là hơn 1.765 tỉ, HĐXX nhận thấy trong trường hợp không có căn cứ chứng minh tài sản đang có tranh chấp là tài sản riêng mỗi bên thì tài sản đang tranh chấp là tài sản chung nhưng có tính đến công sức đóng góp của các bên. Theo đó, tòa giao bà Thảo tiếp tục quản lý tài sản này, số tiền chênh lệch được cấn trừ vào số cổ phần ông Vũ nhận lại từ bà Thảo.
Về án phí, HĐXX buộc bà Thảo phải nộp án phí về dân sự là 300 ngàn đồng, án phí về tài sản là hơn 3,3 tỉ đồng còn ông Vũ cũng phải nộp án phí tài sản là 4,87 tỉ đồng. Cấn trừ vào tiền đã tạm ứng trước đó, theo HĐXX bà Thảo phải nộp hơn 3,2 tỉ, ông Vũ phải nộp hơn 4,7 tỉ đồng. Tổng cộng số tiền án phí mà vợ chồng ông chủ Trung Nguyên phải nộp là 8 tỉ đồng.
Hậu ly hôn, Đặng Lê Nguyên Vũ sắm siêu xe 20 tỷ, Lê Hoàng Diệp Thảo khoe thành tích Hậu ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, “vợ cũ” chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ không ngừng nỗ lực ... |
Đoàn xe vượt đèn đỏ ở Đà Nẵng của Tập đoàn Trung Nguyên Dữ liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy đoàn xe biển kiểm soát ở Hà Nội và TP.HCM vượt đèn đỏ tại giao ... |
Tòa đính chính án phí vụ ly hôn vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên Án phí bà Thảo phải nộp sau khi đính chính là 3,47 tỷ đồng, ông Vũ phải nộp 4,97 tỷ. Trừ số tiền tạm ứng ... |
Tòa đính chính án phí đọc nhầm trong vụ ly hôn vợ chồng Trung Nguyên Mức án phí ông Vũ và bà Thảo phải nộp theo bản án mới được công bố là hơn 8 tỷ đồng. |