Ngoài các doanh nghiệp lớn đang "bức tử" hồ Đại Lải, theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phúc Yên, còn có các cá nhân khác cũng lấn chiếm.

6 cá nhân tham gia "xẻ thịt" hồ Đại Lải

Liên tiếp trong những ngày qua, Báo Lao Động đăng tải loạt bài điều tra về việc hồ Đại Lải đang bị “xẻ thịt” một cách không thương tiếc trong suốt nhiều năm qua.

Theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Thuỷ Lợi, hiện nay có 4 doanh nghiệp đang có hoạt động kinh doanh, xây dựng trong phạm vi hồ Đại Lải. Trong đó có 3 doanh nghiệp chưa có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định, cũng như chưa có giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

3 doanh nghiệp này gồm: Công ty TNHH Đại Lải, Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng và Thương mại Nhật Hằng và Công ty TNHH Đạt Tiến đều đã và đang thi công bồi lấp mặt nước hồ Đại Lải.

Ngoài những doanh nghiệp nêu trên, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc cho hay, còn có các cá nhân khác cũng đang lấn chiếm hồ Đại Lải.

Lãnh đạo Phòng TNMT Phúc Yên thông tin, sau khi báo chí vào cuộc phản ánh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập đoàn thanh tra theo Quyết định 649 từ ngày 3.4, về việc "Chấp hành những quy định của pháp luật của Luật Đất đai trên địa bàn xã Ngọc Thanh", trong đó có khu vực Hồ Đại Lải.

Cụ thể, đoàn đã kiểm tra được 8 trường hợp, trong đó có 6 trường hợp sử dụng đất xung quanh khu vực Hồ Đại Lải.

"Trong lần kiểm tra này, đối tượng kiểm tra chủ yếu ở cấp huyện và thành phố theo thẩm quyền. UBND thành phố Phúc Yên chỉ đạo kiểm tra đối với các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh.

Còn các đối tượng khác như doanh nghiệp thực hiện các dự án khu du lịch sinh thái, sân golf Nhật Hằng, Flamingo thì không thuộc thẩm quyền của chúng tôi", lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường cho hay.

con nhung ai dang buc tu ho dai lai
Hồ Đại Lải bị “bức tử“. Ảnh: Phan Anh

Theo vị lãnh đạo này, trong quá trình kiểm tra, Phòng TNMT Phúc Yên đã báo cáo tiến độ với Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên, đến ngày 15.7.2020 sẽ có kết quả. Đoàn kiểm tra cũng đã họp để đánh giá về chất lượng công tác kiểm tra, xác định được những hành vi vi phạm Luật Đất đai, Luật Thuỷ lợi.

Liên quan đến hành lang bảo vệ hồ thuỷ lợi Đại Lải, lãnh đạo Phòng TNMT Phúc Yên khẳng định, đến nay đã có bản đồ cắm mốc giới hồ Đại Lải; nếu kiểm tra xác định vị trí các công trình đã có nhiều công trình vi phạm. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng đang phân tách từng công trình một, từng thời điểm một để xử lý.

Công tác quản lý rất yếu kém

Đối với UBND xã Ngọc Thanh, lãnh đạo Phòng TNMT cho hay, cũng có đánh giá về công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm trên địa bàn, nếu trong trường hợp có nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng, tiếp diễn xảy ra, đoàn sẽ làm rõ trách nhiệm với tập thể lãnh đạo xã, và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn giúp việc như địa chính, xây dựng, tư pháp.

"Chắn chắn chúng tôi sẽ làm rõ, xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm chỉ giới lòng hồ, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Thông quan vụ việc này, tôi thấy rằng công tác kiểm tra, xử lý ở địa phương còn rất yếu và không kịp thời, dẫn đến tình trạng cố ý vi phạm", lãnh đạo Phòng TNMT Phúc Yên nói.

Ông Nguyễn Đắc Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Tổng cục Thuỷ Lợi) cho hay, Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội.

Bộ NN&PTNT đã giao nhiệm vụ quản lý hồ cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại Thông tư số 5.2018 ngày 15.5.2018, nên việc giải quyết, khắc phục các vi phạm nêu trên thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

con nhung ai dang buc tu ho dai lai Những cánh đồng "khát khô" bên bờ hồ chứa nước Đại Lải
con nhung ai dang buc tu ho dai lai Ba điểm đến hot cho cuối tuần mùa đông
con nhung ai dang buc tu ho dai lai Khu rừng thông bên hồ - điểm chơi cuối tuần gần Hà Nội

/ laodong.vn