GS.Nguyễn Anh Trí rời chức Viện trưởng viện Huyết học Truyền máu TƯ, bệnh nhân đã khóc khi chia tay ông. Một cuộc chia tay hiếm có của lãnh đạo khi rời nhiệm sở.

cuoc chia tay hiem co cua gsnguyen anh tri "Thuyền trưởng" Nguyễn Anh Trí là ai mà nhiều người xúc động phút chia tay?
cuoc chia tay hiem co cua gsnguyen anh tri Bệnh nhân xếp hàng tiễn Viện trưởng Huyết học về hưu
cuoc chia tay hiem co cua gsnguyen anh tri

Cuộc chia tay hiếm có của GS.Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Vương Tuấn

Những cái ôm thật chặt, những đôi mắt đỏ hoe trong ngày GS.Nguyễn Anh Trí chính thức rời nơi làm việc. Đó là cách bệnh nhân, cán bộ y tế, bảo vệ… chia tay lãnh đạo của họ. Tôi dám chắc vị lãnh đạo nào khi về hưu cũng muốn có được cuộc chia tay như thế.

Với nhiều bệnh nhân, họ đã, đang và sẽ mang ơn ông vì những gì cá nhân ông và bệnh viện đã làm được cho họ. Những hình ảnh Viện trưởng cùng các tình nguyện viên Hành trình đỏ có mặt từ đất mũi Cà Mau đến các tỉnh miền Trung để vận động hiến máu sẽ là điều khó quên với ai đang, đã và sẽ cần những giọt máu ân tình đó.

Và cũng ít có nơi nào mà giám đốc bệnh viện lại trực tiếp đi kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ cho các hoàn cảnh bệnh nhân khó khăn. Nhưng ông lại luôn sát cánh, làm tất cả cùng phòng Công tác xã hội của bệnh viên để có được điều tốt đẹp nhất cho bệnh nhân của mình.

Với cá nhân tôi, tôi nhận được thông tin nghỉ hưu của GS.Nguyễn Anh Trí cách đây ít ngày qua hòm thư điện tử. Bức thư với nội dung thông báo: “Từ ngày 1/10/2017 GS. Nguyễn Anh Trí về hưu nghỉ chế độ, không còn làm Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương nữa; Và tập trung thời gian sức lực để làm một Đại biểu Quốc hội…”.

Một bức thư trách nhiệm như chính những gì ông đã làm khi còn đương chức. Những cuộc điện thoại, email trả lời phóng viên vào lúc 9, 10h đêm là chuyện không lạ lẫm gì. Chính bản thân tôi có lúc đã ái ngại khi được ông nhận trả lời phỏng vấn nhưng vào giờ nghỉ trưa. Bởi cả ngày, ông đã kín lịch làm việc. Tôi trân trọng ông vì sự trách nhiệm không chỉ với bệnh nhân, công việc ở viện mà cả với truyền thông, công chúng.

Đặc biệt, tôi thích cách mà ông làm việc với báo chí lúc có sự vụ nóng. Báo chí cần hỏi gì là ông trả lời ngay, rất nhanh và có thông tin. Chắc hẳn, điều đó khó có thể có được nếu ông không tự tin vào chuyên môn, vào tâm và tầm của mình. Ngay cả khi, viện Huyết học truyền máu và TƯ rơi vào “tầm ngắm” dư luận.

Đó là vào tháng cuối tháng 5/2017, viện Huyết học Truyền máu TƯ bị Kiểm toán Nhà nước nhắc đến vì có sự chênh lệch giá đấu thầu thuốc trong báo cáo tại QH. Vị Viện trưởng, ĐBQH này cũng không ngại ngần dành trọn vẹn giờ nghỉ giải lao để trao đổi với phóng viên bên hành lang QH. Ông đã có những giải thích thấu đáo và khẳng định: “Quan trọng nhất là tâm sáng, đừng “đi đêm, phết phẩy” tư túi trong việc đấu thầu là được”.

Nhìn những hình ảnh bệnh nhân, cán bộ, nhân viên y tế…viện Huyết học học Truyền máu TƯ dành cho ông, tôi tin rằng cội nguồn của điều đó khó rời được cái gốc “tâm sáng” của một người thầy thuốc, một lương y, một người lãnh đạo vì tập thể. Tôi thầm có một hy vọng, giá như tất cả những "đầy tớ" của nhân dân khi hoàn thành nhiệm vụ, rời nhiệm sở về nghỉ hưu đều được người dân tiếc nuối chia tay như chia tay GS.Nguyến Anh Trí.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

http://www.nguoiduatin.vn/cuoc-chia-tay-hiem-co-cua-gsnguyen-anh-tri-a341083.html

/ Đỗ Thơm/nguoiduatin.vn