Mùa xuân năm 1931, tại Upper West Side của New York đã diễn ra một cuộc đấu súng dữ dội.
Nghẹt thở, toát mồ hôi hột, một số vết thương do đạn bắn đang rỉ máu, Cody Jarrett chạy lên những bậc thang xoắn của một kho xăng cho tới khi lên tới đỉnh. Anh ta quan sát tình huống vô vọng khi nhìn xuống mặt đất. Rất nhiều khẩu súng của cảnh sát đang chĩa vào đầu của anh ta, anh ta liên tiếp xả hai khẩu súng trên tay vào những người đang tấn công mình phía dưới. Cảnh sát tìm nơi trú ẩn dưới cầu thang sắt và đằng sau những mê cung trong đường ống thép phía dưới.
Francis Crowley.
“Hãy đến bắt tao đi bọn cớm”! Jarrett hét lên. Anh ta cười khúc khích trong lúc nã đạn vào đám đông phía dưới. Một cảnh sát đặc nhiệm vốn là một người bạn tâm giao trước đây của Jarrett có một khẩu súng bắn tỉa và bắn vào Jarrett. Người này bắn 1 viên đạn vào Jarrett, viên đạt trúng vào ngực khiến kẻ cướp điên cuồng phải ngã xuống sàn kim loại. Thế nhưng Jarrett lại đứng dậy trên đôi chân của mình và cười trên nỗi tuyệt vọng của chính anh ta.
"Cái quái gì nâng anh ta dậy thế?” viên cảnh sát nói ngay trong khoảnh khắc đó. Viên cảnh sát nổ phát súng thứ hai và viên đạn thứ hai này một lần nữa làm Jarrett bị thương. Jarrett vẫn tiếp tục chạy nhưng anh ta nhận ra anh ta đã tới đường cùng, vì vậy anh ta bắn vào bể xăng ngay dưới chân mình. Hàng trăm cảnh sát vội vàng tìm đường tháo chạy khi nhìn thấy xăng tràn lên khỏi bề mặt sàn kim loại.
“Coi chừng, nó sẽ nổ tung” một cảnh sát hét lên. Để trả thù cảnh sát, Jarrett tiến gần hơn vào nơi sắp nổ tung. Sau đó, các bồn chứa xăng phát nổ và ngọn lửa khổng lồ bùng lên, Jarrett chìm vào quên lãng cùng ngọn lửa còn James Cagney thì đi vào lịch sử điện ảnh.
Đó cũng là cảnh cuối cùng tuyệt vời nhất của một trong những bộ phim gangster thú vị thời bấy giờ “White heat”). Bộ phim được sản xuất năm 1949 của đạo diễn Raoul Walsh. Chân dung người mẹ gắn bó với một kẻ tâm thần phạm tội vẫn đóng vai trò sống động trên màn ảnh nhỏ và thường xuyên xuất hiện trong những thập kỷ tiếp theo. Dù nhân vật Cody Jarrett trong bộ phim là hư cấu nhưng ít người biết được rằng của bộ phim dựa trên một sự cố có thực.
Mùa xuân năm 1931, tại Upper West Side của New York đã diễn ra một cuộc đấu súng dữ dội. Vụ việc này liên quan tới hàng trăm cảnh sát, hàng chục máy bay cùng hơi cay, lựu đạn để tấn công một kẻ giết người còn quá trẻ. Khoảng 15.000 người đã chứng kiến cuộc đụng độ, hàng trăm viên đạn đã được dùng để bắn vào tầng 5 của một căn hộ trong lúc nghi phạm cố thủ và hét lên với cảnh sát: “Các người sẽ chẳng bao giờ bắt sống được tôi đâu!”. Tên của hắn là kẻ “hai súng” Francis Crowley. Cuộc đấu súng ở miền tây hoang dã này được nhớ với tên gọi cuộc bao vây bên đường 90.
Hắn tức giận với cảnh sát và liên tục xả súng trên đường hắn đi nhằm thoát khỏi rắc rối với cảnh sát, điều khiến nhiều sĩ quan cảnh sát chỉ muốn bắn một viên đạn vào đầu hắn. Crowley chỉ cao khoảng 1.5m, nặng khoảng 49 kg. Cai ngục Lewis Lawes của nhà tù Sing Sing cho biết thêm, vào năm 1932, nhìn vào nước da và ngoại hình của Clowley thì người ta nghĩ rằng cậu ta giống như là cậu bé ở trong một dàn hợp xướng. Thế nhưng, hắn ta lại tàn phá ở bất cứ nơi nào hắn đi qua. Bắt đầu là trộm xe hơi, sau đó nhanh chóng tốt nghiệp để đi cướp ngân hàng, giết chóc, sát hại và nhiều hơn nữa, hắn đã tự mua vé tới địa ngục với những tội ác ghê rợn để cuối cùng nhận án tử hình trên ghế điện khi mới ở tuổi 19.
Vụ án mạng làm rúng động Hồng Kông (Kỳ 1): "Thiên đường" nhuộm máu Đồi Braemar, một khu dân cư sang trọng với cảnh quan tuyệt đẹp, dường như không thể là hiện trường của một vụ án, đặc ... |
Băng cướp họ Phạm khét tiếng đất Cảng (Kỳ 1): Cướp để có tiền xuất ngoại Vào những năm 80 của thế kỷ 20, tại đất Cảng Hải Phòng, mỗi khi nhắc tới những băng, ổ nhóm cướp của, sát hại ... |