Nếu bạn vẫn nghĩ “sành ăn” là một thuật ngữ mới xuất hiện trong xã hội hiện đại, hãy nghe câu chuyện về Marcus Gavius Apicius, người khai sinh ra khái niệm này từ thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên.
Người ta thường nghĩ "tín đồ sành ăn" là một khái niệm của thế giới hiện đại, một thế giới tràn ngập các blog và chương trình ẩm thực, các trào lưu ăn uống độc đáo, các "nghi thức" chụp ảnh trước bữa ăn để đưa lên mạng xã hội. Ít ai biết rằng, ngay từ thế kỉ đầu tiên sau Công nguyên, chúng ta đã có một trong những tín đồ sành ăn đầu tiên ở La Mã cổ đại. Câu chuyện về cuộc đời và cái chết của Marcus Gavius Apicius sẽ mở ra nhiều điều bất ngờ.
Ngay từ thời cổ đại, con người đã dành một niềm hứng thú đặc biệt cho ẩm thực.
Marcus Gavius Apicius là một người thuộc giới thượng lưu giàu có ở La Mã cổ đại. Ông yêu thích sự xa xỉ, hào nhoáng và dành một niềm đam mê đặc biệt cho việc ăn uống. Apicius phục vụ dưới triều đại vua Tiberius với vai trò cố vấn ẩm thực, thường chuẩn bị cho các bữa tiệc và tham gia ăn uống với những nhân vật giàu có nhất lúc bấy giờ.
Ông cũng là tác giả của cuốn sách nấu ăn đầu tiên của nhân loại. Cuốn sách chia thành 10 phần, bao gồm kiến thức về các loại thức ăn chứa đạm, rau, món tráng miệng, hay thậm chí là cách giữ vệ sinh nhà cửa, trông nom vườn tược và cả những công thức kinh điển như làm thế nào để có một chiếc bánh soufflé ngon.
Apicius được xem là tác giả của cuốn sách nấu ăn đầu tiên trong lịch sử, ghi chép nhiều công thức quý giá.
Apicius còn nổi tiếng với những bữa tiệc vô cùng thịnh soạn và đắt đỏ. Trong khi phần lớn người dân La Mã khi ấy sống chỉ nhờ súp đặc, một món súp hầm đơn giản từ lúa mì và hạt kê, những bữa ăn tối của Apicius được cho là cực kì xa xỉ. Thực đơn gồm toàn sơn hào hải vị, được chế biến từ những thành phần kì lạ và tốn kém, như tôm cua, hải sản và các loại thịt có nguồn gốc xa xôi. Apicius không chấp nhận bất cứ thứ gì gần giống với thực phẩm của những người nông dân. Ông thuyết phục hoàng tử Drusus dừng tiêu thụ bắp cải vì chúng quá tầm thường. Thay vào đó, gan ngỗng cỡ đại, cá heo viên thịt, vẹt luộc, đà điểu nướng, dạ dày lợn nái, gót lạc đà… đều đặn có mặt trong bếp.
Việc sưu tầm được những nguyên liệu lạ lùng này cũng tốn không ít công sức. Khi nghe tin có một loại tôm hảo hạng xuất hiện ngoài bờ biển Libya, Apicius đã thuê cả một chiếc thuyền và cùng thủy thủ đoàn đi tới tận nơi để tìm mua cho bằng được. Nhưng khi ngư dân địa phương đưa tận tay ông những con tôm này, ông từ chối và quay lại thuyền không chút đắn đo, chỉ vì chúng không đạt những tiêu chuẩn được đề ra.
Thịt gà nhồi - một trong những món ăn theo công thức của Apicius
Danh tiếng ông nổi như cồn trong tầng lớp thượng lưu bấy giờ. Ai ai cũng nghe danh Apicius, một chuyên gia ẩm thực thứ thiệt. Mọi thứ dường như thật huy hoàng và suôn sẻ, nhưng tiếc là nó không kéo dài mãi.
Sau nhiều năm theo đuổi những bữa ăn xa xỉ, Apicius muộn màng nhận ra mình đã tiêu tốn cả một gia tài cho việc ăn uống. Số tiền còn lại chỉ đủ cho ông sống nốt phần đời của mình trong nghèo đói. Và tất nhiên, với một người bị ám ảnh bởi việc ăn uống như Apicius, phải sống qua ngày bằng những thực phẩm của người nông dân mà ông từng xem là thấp kém và tầm thường quả là một cực hình. Vì vậy, ông quyết định dốc toàn bộ gia sản còn lại làm một bữa ăn thịnh soạn chưa từng có, và đó cũng là bữa ngon cuối cùng trong cuộc đời người sành ăn nhất lịch sử. Ông đã tự sát bằng cách đầu độc chính mình.
Apicius thà được chết trong sự đủ đầy xa xỉ, còn hơn sống lay lắt với những thứ đạm bạc tầm thường. Cuộc đời của tín đồ ăn uống đầu tiên trong lịch sử đã kết thúc như vậy.
Một bữa tiệc kiểu La Mã cổ đại được mô phỏng tại bảo tàng Anh.
Vào thăm biệt thự đắt đỏ, xa hoa Bảo Thy mới tậu ở khu sang chảnh Dù không tiết lộ giá trị căn biệt thự nhưng nhiều người vẫn dễ nhận ra đây là nơi sinh sống đắt đỏ và xa ... |
Cuộc sống nông dân giữa nơi xa hoa mới của Sài Gòn Ông Hơn lội xuống dòng kênh ngập quá đầu để bắt con cá rô cho bữa ăn chiều. Người nông dân này là một trong ... |