Tính toán cho thấy, nhu cầu cất, hạ cánh phục vụ cho nhà ga T1-sân bay quốc tế Long Thành dự kiến đạt công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Do đó, việc có 2 đường băng để dự phòng trong tình huống 1 đường băng gặp trục trặc là cần thiết với một sân bay công suất lớn.
- Chiêm ngưỡng sân bay Long Thành hoành tráng, đồ sộ sau 3,5 năm thi công
- Cần 14.000 lao động cho sân bay Long Thành năm 2026, ưu tiên con em Đồng Nai
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay quốc tế Long Thành vừa kiến nghị Bộ GTVT đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai xây dựng thêm đường băng số 2 ngay trong giai đoạn 1 và xin bổ sung hạng mục san nền khu vực nhà ga hành khách T3.
Theo ACV, dự án sân bay Long Thành đang thi công đường băng số 1 tiến độ vượt nhiều tháng so với kế hoạch, hoàn thành khai thác kỹ thuật trước 30/4/2025. Đến nay, toàn bộ phần nền hạ của đường cất, hạ cánh gồm các lớp cấp phối đá dăm, bê tông đã hoàn thành 100%. Các nhà thầu cũng đã đổ lớp bê tông M350.
Trong khi đó, tính toán của ACV cho thấy nhu cầu cất, hạ cánh phục vụ cho nhà ga T1 dự kiến đạt công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Do đó, việc có 2 đường băng để dự phòng trong tình huống 1 đường băng gặp trục trặc cũng là cần thiết với một sân bay công suất lớn.
Đề xuất bổ sung 1 đường băng cho sân bay sân bay quốc tế Long Thành |
Theo ACV, với điều kiện hiện nay thời gian thi công đường băng số 2 sẽ mất khoảng 16-18 tháng.
Riêng đối với nội dung xin san nền khu vực nhà ga hành khách T3 sớm, ACV cho rằng việc nhà ga T3 được thiết kế nằm cùng bên với ga hành khách T1 (nhà ga T2 và T4 sẽ nằm đối diện trục đường sắt xuyên qua sân bay) nhằm mục đích tránh phát sinh bụi, ô nhiễm trong quá trình vận hành ga T1.
Thời gian qua UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét, cho phép ACV triển khai hạng mục san nền đối với giai đoạn 2 của dự án để tránh phát sinh bụi khi sân bay đi vào khai thác.
Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 109.111 tỷ đồng (gần 4,6 tỷ USD) gồm 4 dự án thành phần. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020-2025.
Dự án thành phần 1 gồm các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước (hải quan, công an, công an cửa khẩu, cảng vụ, kiểm dịch y tế), tổng mức đầu tư hơn 293 tỷ đồng.
Dự án thành phần 2: Các công trình phục vụ quản lý bay do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng.
Dự án thành phần 3: Các công trình thiết yếu trong cảng do ACV làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 99.000 tỷ đồng.
Dự án thành phần 4: Các công trình khác (nhà ga hàng hóa số 2, nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh, kho giao nhận hàng hóa, khu xử lý vệ sinh tàu bay…) do Cục Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư; tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng