Nghi thức "thả" quả cầu khổng lồ tại Quảng trường Thời đại lúc giao thừa là một sự kiện độc đáo tại Mỹ, dù năm nay người dân không thể xem trực tiếp do COVID-19.
Vào ngày cuối cùng của mỗi năm, đã trở thành một truyền thống quen thuộc với người dân Mỹ khi tụ tập tại Quảng trường Thời đại, New York để chờ đón khoảnh khắc giao thừa cùng nghi thức "thả" quả cầu khổng lồ. Đúng 11h59, một quả cầu được treo trên cột sẽ trượt xuống trước sự chứng kiến và reo hò của đám đông cùng những người theo dõi qua truyền hình, và nghi thức kết thúc đúng thời điểm chuyển giao sang năm mới.
Quả cầu ở Quảng trường Thời đại, New York có nhiều thiết kế khác nhau. (Ảnh: Getty) |
Năm nay, quả cầu ở Quảng trường Thời đại sẽ phải ở trên một sân khấu vắng bóng khán giả. Vì đại dịch COVID-19 đang diễn ra, người dân không được tụ tập trực tiếp, nhưng sẽ có một sự kiện truyền trực tuyến hình ảnh cho những người muốn xem từ nhà.
Đây sẽ là năm đầu tiên kể từ năm 1904, đám đông không thể đổ về Quảng trường Thời đại. Trước đó, dù lễ thả bóng bị hủy bỏ trong hai năm trong Thế chiến thứ hai, người dân vẫn đến như một truyền thống và tổ chức một phút im lặng.
Trong một thế kỷ qua, biểu tượng của Năm mới - quả cầu dạ quang - đã "biến hóa" từ một chiếc lồng sắt và gỗ được trang trí bằng bóng đèn thành một vật thể pha lê có nhiều màu sắc rực rỡ. Nhưng nó có nguồn gốc từ rất xa xưa.
Cảm hứng hàng hải
Quả cầu ở Quảng trường Thời đại ra đời nhờ một người nhập cư người Ukraine, tên là Jacob Starr, và một nhà xuất bản của Thời báo New York, Adolph Ochs. Ochs khi đó muốn thu hút được đám đông đến trụ sở của tờ báo ở Quảng trường Thời đại, và đã làm được thông qua pháo hoa, nhưng các quan chức thành phố cấm sử dụng chất nổ sau vài năm.
Năm 1907, Ochs ủy quyền cho Starr, người làm việc cho công ty làm biển hiệu quảng cáo Strauss Signs, sáng tạo ra môt biện pháp thu hút sự chú ý mới. Quả cầu được sáng tạo dựa trên quả bóng thời gian, thiết bị hàng hải phổ biến vào thế kỷ 19. Với thiết bị này, các đài quan sát nâng hạ một quả cầu kim loại vào một thời điểm nhất định để các thủy thủ đồng bộ thiết bị của họ.
Ochs và thợ điện của New York Times, Walter Palmer, khi đó được cho là lấy cảm hứng từ Tòa nhà Western Union ở trung tâm thành phố, nơi nâng hạ quả bóng thời gian vào buổi trưa mỗi ngày. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính Starr là tác giả của ý tưởng.
Một phút thời gian ngừng lại
Đã có bảy quả cầu Quảng trường Thời đại khác nhau kể từ lần đầu tiên ý tưởng này ra đời, từ một cấu trúc bằng sắt nặng 700 pound (hơn 300 kg) được trang bị bóng đèn 25 watt, đến một khung nhôm nhẹ hơn sau Thế chiến II, cho đến một phiên bản "Quả táo lớn" trong thời gian quản lý của cựu thị trưởng Ed Koch.
Vào năm 1995, khi quả cầu được trang trí với đá, đèn nhấp nháy và điều khiển bằng máy tính, những người làm biển hiệu thủ công truyền thống không còn cần trực tiếp vận hành nữa. Quả bóng ngày nay là sự hợp tác giữa Waterford Crystal và Philips Lighting, sử dụng 32.256 đèn LED được lập trình để hiển thị hàng triệu màu sắc và hoa văn.
Tuy nhiên, trong những năm tháng đầu của quả cầu, các công nhân đã hạ quả bóng xuống bằng một hệ thống ròng rọc phức tạp, tăng tốc hoặc giảm tốc độ với sức người. Họ mô tả quá trình tập trung này là khi "thời gian ngừng lại".
Quảng trường Thời đại ngập trong 56 tấn rác sau đêm giao thừa New York huy động 300 nhân viên vệ sinh thu dọn hàng chục tấn rác trên Quảng trường Thời đại sau lễ đón giao thừa ... |
Nhóm nhà báo hàng đầu Mỹ sẽ hạ quả cầu pha lê chào năm mới ở New York Lễ hạ quả cầu pha lê, đếm ngược đến năm mới trên Quảng trường Thời đại năm nay được tổ chức nhằm nhấn mạnh tự ... |