Việc xử lý giáo viên trong trường hợp này rất cần phải có sự cân nhắc thận trọng, khách quan, phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam.

LTS:- TS Lê Hồng Sơn- nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) đã có bài viết thể hiện quan điểm riêng liên quan tới vụ việc cô giáo phạt học sinh quỳ trong lớp học do học sinh quá hư. Báo Đất Việt xin đăng tải bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông về việc này.

dinh chi co giao phat hoc sinh quy than trong khach quan
Một học sinh bị phạt quỳ trong lớp do nghịch ngợm. Ảnh: VNN

Mới đây, Phòng GD-ĐT huyện Thường Tín (Hà Nội) đã ra quyết định tạm đình chỉ dạy 1 tuần đối với cô giáo Lê Thị Quy (giáo viên dạy Toán, chủ nhiệm lớp 9B, Trường THCS Tô Hiệu) vì bắt học sinh quỳ trước lớp trong giờ học.

Hình ảnh này được tung lên mạng xã hội và lập tức thu hút sự chú ý của công luận.

Khá nhiều ý kiến bình luận quy kết nặng nề đối với hành vi xử phạt của giáo viên với học sinh. Cũng có nhiều ý kiến, mặc dù không đồng tình với hành vi của giáo viên khi xử phạt học sinh, nhưng cũng không đồng tình với những biện pháp xử phạt nặng nề, quá nghiêm khắc, cực đoan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với giáo viên này.

Để có những nhận định và đề xuất thật chính xác, hợp lý, hợp tình đối với sự việc đã nêu, theo tôi, cần phải nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện và thấu đáo.

Việc giáo viên phạt bắt quỳ đối với học sinh có hành vi vi phạm kỷ luật trong lớp học đã xảy ra, hình ảnh đã được đăng tải trên mạng xã hội. Các ý kiến bình luận cũng đã được nêu ra với hai hướng khác nhau mà chúng ta đã thấy ở trên. Tôi xin lưu ý mấy điểm sau đây trước khi nêu quan điểm của mình:

Thứ nhất, ta phải thừa nhận với nhau ở lớp học mà giáo viên này phụ trách, lâu nay đã có một nhóm học sinh chưa ngoan, như thầy hiệu trưởng đã phản ánh: “có một số học sinh nghịch, hay nói chuyện trong lớp, mất gốc về kiến thức…”. Đây là một thực tế mà bất kỳ giáo viên nào phụ trách lớp cũng phải tìm cách, phải có các phương án khác nhau để dạy dỗ các học sinh thuộc diện “cá biệt” này.

Thứ hai, qua thông tin mà công luận phản ánh, cách thức, biện pháp để dạy dỗ các học sinh này đã dành được sự quan tâm không chỉ của giáo viên mà còn của các phụ huynh.

Giữa giáo viên và phụ huynh đã có sự trao đổi, bàn bạc về biện pháp xử lý đối với những học sinh “cá biệt” này. Như một phụ huynh đã trực tiếp thừa nhận mình đã có đề nghị sau khi nghe giáo viên trình bày về tình trạng học tập của con mình rằng: “nếu cháu không chịu nghe lời, cô giáo cứ phạt quỳ trước lớp chứ không cần nói nhiều”. Nói gì thì nói, đây cũng là một đề nghị, kiến nghị của phụ huynh, góp phần tác động và chi phối hành vi của giáo viên khi xử phạt học sinh.

Thứ ba, thực trạng giáo dục, dạy dỗ học sinh phổ thông ở Việt Nam lâu nay, chúng ta cũng không thể thoát ly hoàn toàn khỏi nhận thức cũng như cách thức xử lý đã và đang tồn tại trong xã hội Việt Nam.

Ví dụ, ở Việt Nam, khi bố mẹ dạy dỗ, đánh mắng con cái trong nhà , chỉ trừ những trường hợp thật sự cá biệt và nghiêm trọng thì cơ quan nhà nước mới vào cuộc để xử lý, còn phần lớn quan niệm chung của xã hội vẫn cho rằng đó là việc nội bộ của gia đình, của bố mẹ đối với con cái, không có chuyện như ở một số nước, khi có sự việc xảy ra, con cái lập tức gọi điện cho police - cảnh sát - đến để xử phạt bố mẹ. Ở Việt Nam chưa đến mức đó.

Ví dụ khác, trong quan hệ vợ chồng, việc pháp luật quy cho một trong hai bên tội hiếp dâm đối với bên kia như đã có ở một số nước thì cũng còn khá xa lạ trong xã hội Việt Nam.

Quay trở lại mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, nhận thức cũng như thực trạng xử lý mối quan hệ này còn bị chi phối khá sâu đậm nhận thức cũng như cách thức xử lý đã tồn tại khá lâu trong xã hội Việt Nam của các bậc tiền bối trong hàng trăm năm trở lại đây.

Theo đó, việc giáo viên xử phạt bằng các hình thức tương tự như bắt quỳ, dùng thước kẻ đánh vào tay đối với học sinh cá biệt, phạm lỗi… tuy không phải là phổ biến nhưng cũng không hề xa lạ và cũng không bị dư luận quy vào loại hành vi vi phạm nghiêm trọng, buộc cơ quan công quyền phải vào cuộc để xử lý, trừ những trường hợp có hậu quả nghiêm trọng.

Tôi không có ý nói vậy để biện hộ, để cổ súy cho các nhận thức và hành vi xử lý mang tính “truyền thống” như vừa nêu mà là để giúp chúng ta hiểu được thực trạng trong nhận thức và ứng xử hàng ngày ở Việt Nam từ trước đến nay. Thực trạng này, là một tồn tại khách quan, chi phối, tác động đối tới một bộ phận không nhỏ giáo viên cũng như phụ huynh, học sinh trong xã hội.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều đáng tiếc là Nhà nước chưa có quy định cụ thể về các hành vi tương tự trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh và cũng chưa có các chế tài cụ thể để xử lý khi có hành vi xảy ra. Đây cũng là điều rất đáng lưu ý khi hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục - đào tạo hiện nay.

Từ những phân tích nêu trên, cá nhân tôi cho rằng phải căn cứ vào tất cả các yếu tố có liên quan để cân nhắc, xác định việc xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như thế nào cho “thấu tình, đạt lý”, “có lý, có tình” đối với sự việc đã xảy ra.

dinh chi co giao phat hoc sinh quy than trong khach quan Cô giáo bắt học sinh quỳ: “Tôi bất lực, dù biết là sai”

Nói về hình phạt bắt học sinh quỳ trong lớp, cô Quy cho hay bản thân bất lực dù đã áp dụng đủ các phương ...

dinh chi co giao phat hoc sinh quy than trong khach quan Cô giáo ở Hà Nội phạt nam sinh quỳ trong lớp: 'Tôi quá bất lực với học sinh'

Dù đã sử dụng nhiều biện pháp giáo dục khác nhau nhưng các em vẫn không nghe, cô Lê Thị Quy thấy bất lực với ...

dinh chi co giao phat hoc sinh quy than trong khach quan Phụ huynh tố bị giả chữ ký vụ cô giáo phạt học sinh quỳ trước lớp

Một phụ huynh lớp 9B trường THCS Tô Hiệu (Thường Tín, Hà Nội) nói bà không hề ký vào biên bản có nội dung đồng ...

/ http://baodatviet.vn