Dạo gần đây trên mạng xã hội Việt Nam rộ lên ca khúc có cái tên rất lạ "Độ ta không độ nàng". Ca khúc này hiện làm mưa làm gió với hàng loạt bản cover (hát lại) cùng lượt truy cập lên đến hàng triệu lượt nghe - xem.
Mới nghe qua có thể cảm nhận được giai điệu bài hát khá bắt tai, thu hút và dễ gây "nghiện". Nhưng bên cạnh đó không ít ý kiến trái chiều cho rằng lời bài hát là một sự đổ lỗi thiếu căn cứ cho Đức Phật. Điều này không phải không có cơ sở, khi bản chất của việc tu hành theo giáo lý đạo Phật là đoạn trừ dục niệm còn ở đây, "Độ ta không độ nàng" đã xây dựng nên hình tượng người tu sĩ chấp niệm chữ tình "vạn dặm tương tư", "không thể quay đầu" để rồi cuối cùng "mộng này tan theo bóng Phật, trả lại người áo cà sa", như lời bài hát.
Rất nhiều bản hát lại ca khúc “Độ ta không độ nàng” của ca sĩ Việt đang gây sốt trên mạng
Có ý kiến lại cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn bình thường, vì bất kỳ một con người bằng xương bằng thịt nào cũng có hỉ, nộ, ái, ố, kể cả người tu sĩ thì tại sao phải nghiêm trọng hóa vấn đề. Nhưng ta nên biết rằng đây là vấn đề tín ngưỡng và hơn nữa là giá trị, niềm tin của một tôn giáo.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật cần phải thể hiện sự hiểu biết về đề tài nói đến, ở đây tác giả đã thiếu tinh tế khi đưa Đức Phật ra để chất vấn cho một câu chuyện tình yêu: "Vì sao độ ta không độ nàng?".
Về phương diện Phật giáo, không một ai có thể hoán chuyển được luật nhân quả. Đức Phật là người mở ra con đường giác ngộ, mang trọng trách "khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" (Kinh Pháp Hoa), là người thầy chỉ dẫn đưa ra những phương tiện tu tập để con người đi đến được con đường giác ngộ đó. Đức Phật không thể đưa một ai về niết bàn cũng không thể cho một ai xuống địa ngục mà chính do sự chuyển hóa và do nghiệp của bản thân mỗi người. Đây là điểm khác biệt cơ bản của Phật giáo với các tôn giáo đa thần và độc thần khác. Cho nên, sự chất vấn này thể hiện sự thiếu hiểu biết của tác giả, tôn giáo biến thành cái cớ, làm nền cho một chuyện tình yêu nam nữ và rốt cục khi chuyện tình ấy không thành thì lại đi oán trách Phật: "Phật ở trên kia cao quá, mãi mãi không độ tới nàng" (lời bài hát).
Ở đây "Độ ta không độ nàng" gây sự ngộ nhận về Phật giáo, khiến Phật giáo trở thành tôn giáo yếm thế, bi quan mà những người theo tôn giáo đó sẽ khó tìm được sự bình an hạnh phúc giữa đời thường. Trong khi mục đích cuối cùng của Phật giáo chính là an lạc trong đời sống hiện tại.
Có thông tin cho rằng "Độ ta không độ nàng" (tiếng Hoa) là ca khúc trong phim "Bất phụ Như Lai, bất phụ khanh" (Không phụ Như Lai, không phụ nàng) được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết ngôn tình nổi tiếng cùng tên của Chương Xuân Di phát hành 2 năm trước. Đây là câu chuyện nói về tình yêu xuyên không của một vị Đạt ma với cô nàng đến từ thế kỷ XXI. Nhưng không đúng.
Ngoài ra, trên mạng còn xuất hiện bộ phim hoạt hình của Trung Quốc với câu chuyện tình bi thương của một vị hòa thượng và nàng quận chúa, khi nàng mất đi, nhà sư mới oán Đức Phật "vì sao độ ta không độ nàng" rồi cởi áo cà sa, xách gươm đi chém chết tình địch đã gây ra cái chết cho nàng, có sử dụng bài hát này.
Vốn là bài hát trên ứng dụng TikTok của Trung Quốc, không hiểu sao bỗng nhiên bài hát này sống dậy mạnh mẽ ở showbiz Việt như lúc này? Khi được chuyển ngữ tiếng Việt là "Độ ta không độ nàng", lời bài hát không mấy thay đổi so với bản tiếng Trung, với những ca từ bi ai, oán trách.
Lý giải Độ ta không độ nàng gây sốt, Phương Thanh: Cũng đã từng... “Lời bài hát như một sự cảnh tỉnh nhắc nhở thế gian quay đầu là bờ, là ngọn đèn trí tuệ hãy tự thắp lên ... |
"Độ ta không độ nàng": Nghệ thuật hay sự báng bổ? Dạo gần đây trên mạng xã hội Việt Nam rộ lên ca khúc có cái tên rất lạ "Độ ta không độ nàng". Ca khúc ... |
Lý do bản hit Độ ta không độ nàng bị đề nghị cấm phổ biến Ca khúc nhạc Hoa được dịch ra tiếng Việt và có nhiều phiên bản cover, tuy nhiên có ý kiến cho rằng “phải cấm phổ ... |
Ngân Chung