Khi xác lập cơ chế chính trị độc lập cho Kosovo, NATO đã quên phong trào ly khai tại các nước phương Tây luôn nguy hiểm hơn bất cứ khu vực nào.

Tạo bàn cờ chính trị Kosovo – phương Tây tạo tiền lệ nguy hiểm cho chính mình

BBC ngày 8/10 đưa tin, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano cho hay bất kỳ tuyên bố nào về độc lập của Catalonia sẽ không có hiệu lực.

Ông Rajoy cũng bác bỏ bất kỳ cuộc hòa giải nào để giải quyết khủng hoảng.

Cuộc trưng cầu dân về nền độc lập của Catalonia diễn ra hồi tuần trước đã cho kết quả cuối cùng là 90% trong số 2,3 triệu người từ khu vực đông bắc giàu có này của Tây Ban Nha tham gia cuộc trưng cầu, đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập.

Khi được hỏi liệu chính phủ có sẵn sàng áp dụng Điều 155 của Hiến pháp Tây Ban Nha, cho phép Quốc hội can thiệp vào hoạt động của một khu vực tự trị, ông Rajoy cho biết: "Tôi không loại trừ bất kỳ khả năng nào phù hợp với quy định của luật pháp".

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẽ hành động cứng rắn với tuyên bố độc lập của Catalan

Thủ tướng Tây Ban Nha cũng cho hay ông có kế hoạch điều thêm cảnh sát tới Catalonia cho đến khi cuộc khủng hoảng kết thúc. Ông Rajoy khẳng định không tổ chức bầu cử sớm vì cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng lan rộng.

Trước bối cảnh bất ổn chính trị - xã hội bùng phát từ sau cuộc trưng cầu dân ý của người dân Catalonia, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tuyên bố rời khỏi khu vực này để đảm bảo an toàn và tránh hậu hoạ.

Như vậy, đất nước Tây Ban Nha đang trong một cuộc "đại khủng hoảng" mà sự bất ổn liên quan tới cả đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và khó tránh khỏi sẽ liên quan đến quan hệ đối ngoại.

Trước tình hình bất ổn đang diễn ra hết sức phức tạp tại Tây Ban Nha, có lẽ lúc này phương Tây mới thấy cái giá quá đắt mà họ không thể nào trả nổi khi tấn công Nam Tư và dựng lên một bàn cờ chính trị mới tại Kosovo.

Bởi việc Mỹ và các nước đồng minh quyết tạo dựng và cho ra đời một nhà nước tại Kosovo đã như một sự khích lệ đối với vấn đề ly khai và quyền tự quyết dân tộc, tạo tiền lệ nguy hiểm với chính thế giới phương Tây.

Dư luận không bao giờ quên, ngày 24/3/1999, NATO đã tiến hành không kích Nam Tư cũ với lý do “ngăn chặn thảm họa diệt chủng người Albania tại Kosovo”, 1.000 máy bay chiến đấu đã được huy động với 38.000 chuyến cất cánh.

Trong 78 ngày đêm không kích đẫm máu, 50.000 quả tên lửa đã được NATO rải xuống 88.000 km2 lãnh thổ Serbia, giết chết gần 1.000 binh sĩ, cảnh sát và hơn 2.000 dân thường.

Có 79 trẻ em thiệt mạng trong các cuộc không kích tàn bạo ấy.

Đây là một vế nhơ trong lịch sử gần 70 năm tồn tại của NATO và người dân Serbia vẫn chưa cho NATO cơ hội để gột rửa vết nhơ. Song điều đó vẫn không nguy hại bằng việc tạo ra bàn cờ chính trị mới tại Kosovo - cho ra đời nhà nước Kosovo.

Phải khẳng định rằng, việc tạo dựng cho người Albania tại Serbia một thực thể chính trị đại diện quyền lực độc lập khỏi Serbia đã tác động mạnh mẽ tới phong trào ly khai, đòi độc lập vốn luôn âm ỉ tại nhiều khu vực ở Châu Âu, thậm chí ở cả Mỹ.

Việc ra đời nhà nước là theo nguyên lý khách quan, song khi nhà nước thực hiện chức năng thì lại mang tính chủ quan, vì các công cụ nhà nước thể hiện sức mạnh sau khi được uỷ thác quyền lực nhân dân luôn mang tính áp đặt.

Bởi khi nhà nước thực hiện chức năng thì địa giới hành chính cũng được xác lập, khi đó các cộng đồng dân tộc nằm trong các địa giới hành chính do nhà nước quản lý - dù tự quyết hay bị áp đặt - thì cũng đều bị hiệu chỉnh bởi các công cụ của nhà nước.

Chịu sự quản lý của nhà nước, có chủ thể đón nhận, có chủ thể chấp nhận sự điều hành của thực thể chính trị này. Từ thế tâm lý đó phát sinh tư tưởng ly khai - từ những chủ thể chấp nhận, và tư tưởng hoà hợp - từ những chủ thể đón nhận tác động từ nhà nước.

Khi xung đột xảy ra liên quan tới phản ứng của các chủ thể đối với nhà nước - tiêu cực và tích cực - thì vấn đề hoà giải luôn được lựa chọn để không phá vỡ tính thống nhất của một nhà nước. Song với vấn đề Kosovo, phương Tây đã làm ngược lại.

Người dân Catalonia mừng kết quả trưng cầu độc lập

Khi ném bom Nam Tư và xác lập một cơ chế chính trị độc lập cho Kosovo, có lẽ NATO quên rằng phong trào ly khai tại các nước phương Tây luôn nguy hiểm hơn bất cứ khu vực nào.

Scotland, Bắc Ai-len, xứ Catalonia, xứ Basque và chính Mỹ cũng chỉ là một hợp chủng quốc.

Nay thì sự cảnh báo từ "tiền lệ Kosovo" đã chính thức được phát huy tác dụng tại Catalonia và tại Scotland được cho là hiệu ứng cũng đang lan rộng. Thậm chí phong trào đòi tách Califonia khỏi Mỹ cũng đã trở thành một hiệu ứng nguy hiểm.

Phương Tây không thể nào trả giá cho bài học Kosovo

Vấn đề độc lập của Catalonia và Kosovo, xét về bản chất hoàn toàn không có gì khác nhau - đều là ly khai khỏi trục quyền lực - chỉ có điều nó được thực hiện theo hai phương cách khác nhau.

Tại Catalonia là trưng cầu độc lập, còn tại Kosovo được thực hiện bằng bom đạn của NATO. Nghĩa là việc đòi độc lập của người Catalonia được thực hiện bằng biện pháp hoà bình, còn tại Kosovo, phương Tây thực hiện bằng công cụ chiến tranh.

Rõ ràng, đứng trên giác độ khách quan nhất, nếu Kosovo được công nhận thì sao từ chối Catalonia.

Điều đó khác nào kích động dùng bạo lực để ly khai.

Đây là điều mà phương Tây không lường hết và hậu quả của nó là khôn lường.

Theo BBC, Thống đốc Catalonia Carles Puigdemont dự kiến ​​sẽ trình lên Nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập cho Catalan vào lúc 16h (giờ GMT) ngày 10/10/2017, sau khi Toà án Hiến pháp Tây Ban Nha đình chỉ phiên họp của Nghị viện Catalan.

Dù cựu lãnh đạo Catalonia, Artur Mas, cho rằng xứ Catalan vẫn chưa sẵn sàng cho nền độc lập thực sự, theo Financial Times, song khi người dân Catalonia yêu cầu giải thích tại sao họ sự ủng hộ nền độc lập của họ bị từ chối thì vấn đề có lẽ sẽ khác.

Phương Tây dùng bom đạn để tạo dựng một nhà nước tại Kosovo

Đã có gần 900 người bị thương khi đối đấu với cảnh sát Tây Ban Nha sau khi cuộc trưng cầu độc lập tại Catalonia có kết quả. Ba mươi ba cảnh sát cũng bị thương. Nghĩa là "vấn đề Catalonia" đã nhuốm màu bạo lực.

Như vậy, nhân quyền - quyền con người - đã bị hạn chế tại Tây Ban Nha, nguyên tắc tự do - dân chủ mà phương Tây tự hào bấy lâu nay đã bị chính họ vi phạm.

Đây là một thực tế cực kỳ nguy hại và sẽ có hệ luỵ rất lớn đối với chính quyền các nước phương Tây.

Khi chủ nghĩa dân tuý đang trỗi dậy và trở thành một lực lượng quan trọng không chỉ trong đời sống xã hội, mà còn góp phần định hình lại đời sống chính trị tại nhiều nước phương Tây, thì "vấn đề Catalonia" đã trở thành một sự cộng hưởng nguy hại.

Rõ ràng, việc NATO dùng bom đạn để thúc đẩy ly khai tại Serbia, tạo điều kiện cho sự ra đời một nhà nước Kosovo trái nguyên lý là một bài học đắt giá mà không biết khi nào họ mới trả được - không biết khi nào họ mới gặm nhấm hết nỗi buồn này.

Du khách được khuyến cáo cẩn trọng khi tới Catalonia

Giới chức Anh cảnh báo công dân nên thận trọng khi có ý định tới Barcelona du lịch trong thời gian này.

Catalonia đòi độc lập - cơn khủng hoảng của Tây Ban Nha và cả châu Âu

Việc vùng tự trị Catalonia đòi tách khỏi Tây Ban Nha đang làm trầm trọng thêm chia rẽ bên trong xã hội quốc gia này ...

Được và mất của Catalonia nếu tách khỏi Tây Ban Nha

Nếu độc lập, Catalonia có thể hưởng lợi trước mắt về kinh tế nhưng sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn để xây dựng ...

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/doc-lap-catalonia-qua-bao-cho-phuong-tay-tu-kosovo-3344686/

/ Đất Việt