Có chuyện “Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi!” nhưng rồi vẫn phải nói đó là chuyện lễ chùa đầu năm. Đầu năm du xuân vãn cảnh, lễ chùa - đó là một phong tục đẹp, chất chứa tinh thần nhân văn của người Việt. Tuy nhiên, chuyện đi lễ chùa đầu năm đúng là cả một cuốn phim dài tập với nhiều điều cần phải xem xét lại.

Đầu tiên là việc đi lễ chùa làm gì? Không ít người không hiểu gì hoặc cố tình hiểu sai lệch và vẫn chen chân đến cửa Phật.

Thứ nhất là một bộ phận những người trẻ chưa hiểu đạo Phật, ý nghĩa đi lễ chùa là gì ngoài việc đi cho vui. Họ kéo nhau đến chốn linh thiêng như đi hội. Ăn mặc, nói năng nhí nhố tục tĩu, có người còn báng bổ ngồi lên tay Phật, cướp lộc ầm ĩ…

Rồi những người làm quan chức. Phú quý sinh lễ nghĩa, ngày càng thấy nhiều quan chức đi lễ chùa. Có nhiều vị nay chùa này mai chùa nọ, vợ con còn đi gửi lễ, khấn vái khắp nơi. Họ cầu gì? Họ cầu cho quốc thái dân an, tự dặn lòng sống tốt hơn cho bách tính, lo cái lo của dân hay họ sám hối vì đã bóp nặn dân nghèo, tham ô ngân sách? Hay họ cầu cho sự nghiệp bóp nghẹt và tham ô ấy trong năm mới được “hanh thông” hơn nữa để đưa con đi học nước ngoài, xây biệt phủ, sắm siêu xe?

Và những doanh nhân. Thay vì bắt tay ngay từ những ngày đầu năm tính chuyện làm ăn, khởi nghiệp thì loay hoay sắm lễ cho nặng đội lên chùa cầu khấn. Cầu cho mua may bán đắt, mua một bán mười lãi trăm ức vạn, cho qua phòng thuế, cho thoát biên phòng, cho thông cửa khẩu… Và thế là, thay vì đến chùa lễ Phật cầu bình an cho tâm hồn, diệt dục, cởi bớt tham - sân - si tránh bể khổ thì chính lúc chắp tay trước Phật lại khởi lòng tham, thúc đẩy dục vọng.

Rồi trăm nghìn người khác mặc cả với Đức Phật, xin xỏ đủ đường. Nếu chỉ cần mâm cao cỗ đầy, khéo khấn vái và lễ lạy mà được thì dễ quá! Đức Phật không dạy chúng sinh như vậy. Đạo Phật không phải nơi mê tín.

Đi lễ chùa là đến với nơi tôn nghiêm, linh thiêng. Đến nơi tĩnh lặng, yên bình ấy với hương trầm, với tiếng tụng kinh gõ mõ thoảng thinh không là để lòng lắng lại, để yêu thương và cảm nhận giá trị đích thực của cuộc sống.

Chắp tay đứng trước Phật đài là để chiêm ngưỡng vĩ nhân, những tấm gương lớn về nhân cách, đức hy sinh và lòng vị tha để soi vào mình, để học tập, noi theo. Tượng Phật có thể làm bằng kim cương, vàng, đồng đen, gỗ quý, bằng thạch cao hay xi măng, có khi đắp bằng đất. Phật ở đâu cũng là Phật. Đức Phật là tấm gương cho mỗi chúng sinh soi vào để sống cho đúng giá trị Người hơn.

Hãy đi lễ chùa với tâm thế ấy để chốn tôn nghiêm yên bình và đúng ý nghĩa của nó. Đừng ầm ĩ, chen lấn, xô đẩy, cướp giật, mặc cả để đến Phật, thánh, thần cũng phải toát mồ hôi.

dung de than phat cung phai toat mo hoi Biển người chen chân đứng im ở Chùa Hương ngày mùng 5 Tết

Mùng 6 chùa Hương mới khai hội, nhưng từ hôm nay, mùng 5 Tết, đông đảo du khách tìm về lễ Phật và cầu may ...

dung de than phat cung phai toat mo hoi Chớ hẹn đến già mới niệm Phật

Hôm ấy, tôi và anh trai đến viếng tịnh xá Ngọc Linh. Tịnh xá này cách nơi tôi ở hơn chục cây số, chuyên khám, ...

/ Báo Lao Động