Võ sư người Canada có sư phụ người Việt là đại sư Nam Anh, đã sang Việt Nam nhiều lần nhưng chỉ tính từ lần gần nhất vào nửa cuối năm 2017 và lần hiện tại, mới khiến dư luận quan tâm.

dung ve hinh anh flores thanh ke khieu khich
Flores đã được Trí Nguyễn mời trở lại võ đường Liên Phong tối 27.2 để gặp gỡ, đàm đạo (ảnh: Minh Hòa).

Rất nhiều ý kiến, và cả cách viết về vị võ sư này trên truyền thông, đã khiến dư luận nhìn về ông ta rất trái chiều. Có ý kiến cho rằng Flores khơi mào cho những trận đấu giao hữu có tính thực chiến, qua đó cũng thúc đẩy cơ quan chức năng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thách đấu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Flores là kẻ khiêu khích, hết tới nơi này lại tới nơi kia thách đấu, hoặc gợi ý giao lưu võ thuật v.v…

Nhưng tôi thì lại nghĩ rằng, Flores trước hết là một tính cách, của một người đến từ một nền văn hóa khác nhau, cho nên dù muốn “nhập gia tùy tục” cỡ mấy cũng sẽ có độ “vênh” nhất định. Độ “vênh” ấy dễ bị bình luận, nhận định… nhiều khi trở thành tiêu cực.

Một nền võ thuật bình lặng, thiếu rất nhiều các qui định, hành lang pháp lí của rất nhiều hoạt động võ thuật mà trước sau chúng ta cũng phải hướng đến, có cần hay không một tính cách khác lạ nhưng ít nhiều giúp chúng ta nhìn nhận một vấn đề khác đi, thậm chí vỡ ra nhiều cách nghĩ mới?

Tôi không nghĩ rằng nên ủng hộ những cuộc đấu dù giao lưu hay thách đấu của Flores tại Việt Nam như thời gian qua vì chúng ta chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động này. Nhưng cũng không nên lan truyền những thông tin mang tính phỏng đoán, dự đoán… về những cuộc điện thoại, những cuộc tới lui đâu đó của Flores để dư luận nghĩ theo lối suy diễn rằng Flores là kẻ khiêu khích, là kẻ hiếu chiến…

Đơn cử tình huống ngày 27.2 vừa qua khi Flores tìm đến võ đường Liên Phong của Johnny Trí Nguyễn. Cách đưa tin làm cho người đọc nghĩ rằng ông Flores tự tìm đến, lại muốn khiêu khích gì đây, và vì thế Trí Nguyễn từ chối gặp (!). Nhưng sự thực là, Trí Nguyễn đã có hẹn trước nhưng lại ngủ quên, và tối cùng ngày, Trí Nguyễn đã gặp Flores, hai bên đàm đạo về võ thuật.

Một trường hợp khác là Tuấn “hạc”. Cũng thông tin đưa nhiễu rằng Flores muốn “phục thù” với vị võ sư này là người đã đả bại ông trước đây. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Flores chưa hề tuyên bố muốn đấu “phục thù” mà đó chỉ là những thông tin phỏng đoán được lan truyền. Gặp gỡ đâu chỉ để thách đấu. Flores là mẫu võ sư thích thường xuyên giao lưu và trao đổi, thích đàm đạo võ thuật, nhưng lại là một người phương tây có tính cách cơ bản khác với Á Đông. Như lần ông đến võ đường của võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, trước hết cũng nhằm gặp gỡ, còn nếu được giao đấu thì cũng chính là “mong muốn” của ông.

Nhìn nhận sự khác lạ của Flores một cách bình tĩnh và hiếu khách sẽ giúp chúng ta tránh được sự quy chụp vội vàng, và cũng giúp mở ra cơ hội kết bạn, giao lưu, hợp tác…

dung ve hinh anh flores thanh ke khieu khich

Báo Trung Quốc ca ngợi võ thuật Đặc công Việt Nam

Sina – một trang báo mạng nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng tải một số hình ảnh về bộ đội Đặc công Việt Nam ...

dung ve hinh anh flores thanh ke khieu khich

Nhà vô địch SEA Games 28 thách đấu, Flores "hẹn gặp" sau khi âm thầm về nước

Dù đã nhận lời thách đấu của nhà vô địch boxing SEA Games 28 Trương Đình Hoàng nhưng võ sư Flores lại bất ngờ về ...

/ Báo Lao động