Sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) rơi vào cảnh quá tải, đường băng cũ, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay.
Trong buổi làm việc giữa Bộ Giao thông với UBND Khánh Hòa ngày 9/10, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (ICAO) cho biết, đường băng số 1 tại sân bay quốc tế Cam Ranh đã cũ, đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Riêng đường băng số 2 vẫn đang xây dựng, chưa thể đưa vào vận hành.
Sân bay Cam Ranh quá tải, đường băng số 1 xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: An Phước.
Ông Thắng nhìn nhận, sân bay Cam Ranh khá đặc biệt, đón 70% khách quốc tế; 30% khách trong nước. Có 6 đường bay từ các địa phương khác đến Khánh Hòa với 185 chuyến mỗi tuần.
"Tiềm năng phát triển sân bay Cam Ranh rất lớn, nhiều hãng xin được bay, song hạ tầng chưa đáp ứng từ nhân sự, an ninh..., và đang quá tải nên phải từ chối", Cục trưởng Cục Hàng không nói.
Theo các chuyên gia, khu hạ tầng sân bay quốc tế Cam Ranh xuống cấp nhanh do chỉ có một đường cất hạ cánh đã xây dựng hàng chục năm. Do khai thác sử dụng lâu, đã hết tuổi thọ nên bề mặt bêtông lão hóa, hư hỏng nền móng, gãy nứt.
"Tại sân bay luôn có đội bảo trì thường xuyên kiểm tra bề mặt đường băng số 1 trước và sau mỗi khi cất cánh để đảm bảo đường băng an toàn", lãnh đạo sân bay quốc tế Cam Ranh cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông đánh giá, sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất cũng rơi vào cảnh tương tự, nhưng không xuống cấp nghiêm trọng như Cam Ranh.
Điều kiện đảm bảo an toàn hàng không rất cao, nếu có sự cố hậu quả nghiêm trọng. "Trường hợp ICAO thông báo đường băng nát, không hãng hàng không nào dám bay đến. Lúc ấy, du lịch ở Nha Trang sẽ ảnh hưởng rất nhiều", ông Thể nhấn mạnh và yêu cầu cần nhanh chóng đưa đường băng số 2 vào hoạt động.
UBND Khánh Hòa cho biết, đường băng số 2 đang xây dựng chỉ còn 5% khối lượng công trình để hoàn thành, dự kiến cuối năm nay có thể đưa vào hoạt động.
Dự án đường băng số 2 - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được phê duyệt, đầu tư hồi năm 2015, mức vốn đầu tư 1.936 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương hỗ trợ 50% (968 tỷ đồng), phần còn lại địa phương bố trí. Hiện, tỉnh đã giải ngân 900 tỷ đồng, ngân sách bố trí 350 tỷ đồng, còn thiếu 618 tỷ đồng.
Sắp đến, Trung ương sẽ bố trí nguồn vốn để cải tạo hoặc làm mới đường băng số 1. Riêng đường băng số 2, Chính phủ sẽ sắp xếp để bố trí nguồn vốn.
Hàng nghìn người nơm nớp lo sợ khi qua cầu xuống cấp Một mảng bê tông của mặt cầu Ngọc Thảo bất ngờ sụp xuống sông, gây nguy hiểm và khó khăn khi đi lại cho khoảng ... |
Hiện trạng nham nhở, xuống cấp của 4,3 ha đất bị thu hồi sai ở Khu đô thị Thủ Thiêm Khu đất giờ chỉ còn vài hộ dân cố sống trong những căn nhà nham nhở xuống cấp, chịu cảnh mưa ngập để cố giữ ... |
Hàng loạt hồ thủy lợi Tây Nguyên xuống cấp: Dân phập phồng sống cạnh “bom nước” Tuy chưa phải cao điểm mùa mưa lũ của năm, song khắp các vùng miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ... |
Xuân Ngọc