Câu chuyện về dự án đường sắt cao tốc mấy năm trước tạm gác lại, nay lại được đề cập đến. Theo nhiều chuyên gia, lúc này Việt Nam xây dựng đường sắt cao tốc cũng xem là đã muộn.
Rào cản lớn nhất để triển khai dự án lâu nay chính là việc đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn, dự kiến đến 58 tỉ USD. Đầu tư theo phân kì, nhưng chí ít mỗi năm cũng cần một, hai tỉ USD.
Một câu hỏi không còn mới: Việt Nam có cần đường sắt cao tốc hay không?
Chúng ta cần, rất cần.
Đất nước chạy dài hình chữ S, chiều dài nước ta theo đường bộ lên đến hơn 1.700km nên loại hình vận tải đường sắt là rất phù hợp, thậm chí có tính chiến lược. Mỗi năm vài lần xảy ra tai nạn đường sắt hay thiên tai chia cắt tuyến đường bộ huyết mạch bắc-nam thì giao thông đình đốn. Khi đó, chỉ hàng không thôi không thể đáp ứng. Đường sắt cao tốc trên cao có thể góp phần hỗ trợ đắc lực giải quyết tình trạng ách tắc giao thông trên.
Hai phân đoạn theo dự kiến đề xuất triển khai trước là Hà Nội-Vinh dài 285km và TPHCM-Nha Trang dài 364km với tổng vốn đầu tư hơn 24 tỉ USD trong vòng 10 năm, tính bình quân mỗi năm cần 2,4 tỉ USD. Vấn đề quan trọng là thu xếp nguồn vốn như thế nào, nhưng còn quan trọng hơn nữa là nguồn vốn đó nên ưu tiên tập trung đầu tư cho dự án nào để giải quyết nhu cầu của người dân, cũng như bài toán về hiệu quả.
Một tham chiếu là tuyến đường sắt cao tốc Đài Bắc-Cao Hùng của Đài Loan (Taiwan High Speed Rail-THSR) dài 335,5km, hoạt động chính thức vào tháng 3.2017, nhưng việc manh nha dự án này thì từ 27 năm trước đó. Hàng chục năm mới xong toàn tuyến, chính vì thế, việc triển khai đường sắt cao tốc đòi hỏi phải tính trước được nhu cầu từ một tầm nhìn xa cho dài hạn.
Năm 2007, một số người Đài Loan mà tôi tiếp xúc đều tỏ thái độ khá tiêu cực về THSR vì cho rằng giá vé cao, tiêu tốn nhiều ngân sách, ít người đi.v.v… Thế nhưng 10 năm sau, vào tháng 8.2017, tôi có dịp trải nghiệm THSR từ Đài Bắc đi Cao Hùng với loại vé khoang “đứng” (có chỗ thì được ngồi) với giá 1.290 Đài tệ, tương đương 1.000.000VNĐ, rẻ hơn so với máy bay. Song điều đáng nói là, lượng hành khách rất đông, không chỉ có khách du lịch nước ngoài mà cả nội địa. Tôi đến ga muộn cho nên không thể mua được loại vé ở khoang có chỗ ngồi.
Nhiều người Đài sống ở Cao Hùng, thay vì trước đây lên Đài Bắc phải đi ôtô cá nhân thì bây giờ, phần lớn đáp THSR (công nghệ tàu Shinkansen của Nhật Bản) vừa nhanh (90 phút), tiện lợi, văn minh lịch sự và chi phí cũng không quá cao.
Tôi chợt nghĩ nếu có tuyến đường sắt cao tốc TPHCM-Nha Trang thì cũng chỉ mất khoảng 1 giờ 40 phút tàu chạy. Với nhiều người không đi được máy bay vì hội chứng sợ độ cao thì đây là phương án di chuyển lí tưởng.
Song vấn đề là, bao giờ mới có một tuyến đường sắt cao tốc đầy tiện lợi như thế để đi lại?
Siết dự án yếu kém dành vốn cho đường sắt cao tốc? Siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đòi hỏi lượng vốn rất lớn nên theo các chuyên gia, cần phân tích rủi ro và ... |
Tương lai nào cho tàu Thống Nhất sau khi có đường sắt cao tốc? Theo kiến nghị của liên danh tư vấn, đường sắt Thống Nhất sẽ được nâng cấp để chở hàng hóa và hành khách, tiếp tục ... |
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam: \'Mất 5-7 nhiệm kỳ mới làm xong\' Phải mất 5 - 7 nhiệm kỳ mới có thể xây dựng được đường sắt tốc độ cao vì mỗi nhiệm kỳ Quối hội chỉ ... |
Đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam sẽ sử dụng công nghệ gì? 3 loại hình tàu cao tốc với tốc độ từ 200 đến 1.200km đang được cân nhắc để sử dụng cho hệ thống đường sắt ... |