(Tin tức thời sự) - Theo đề xuất, mức giá vé bình quân của tàu điện Cát Linh-Hà Đông cao hơn vé xe buýt gần 40%.

Ngày 26/9, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, Công ty đã trình UBND TP Hà Nội ba phương án giá vé cho tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông.

Cụ thể, đơn vị đưa ra 3 mức giá thấp, trung bình và cao, mỗi phương án chênh nhau 1.000 đồng mỗi vé. Phương pháp xây dựng giá vé dựa trên mức giá cố định chung (giá mở cửa), sau đó cộng thêm tiền cho mỗi km theo nguyên tắc "đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu". Mức giá bình quân được đề xuất cao hơn vé xe buýt khoảng 40%.

"Với phương án vé trung bình, hành khách đi 4-5 km sẽ trả tiền vé 10.000 đồng, nếu đi cự ly ngắn thì giá vé sẽ giảm còn đi cự ly dài hơn thì tăng thêm", VnExpress dẫn lời ông Trường nói.

gia ve tau dien cat linh ha dong cao hon xe buyt

Tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử. Ảnh: VnExpress

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội khẳng định, giá vé tuyến đường sắt trên được TP trợ giá nên phù hợp với thu nhập người dân. Việc xây dựng chính sách giá vé đã được Hà Nội chuẩn bị trong vòng ba năm, có sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Cũng theo ông Vũ Hồng Trường, với quãng đường 6,5 km, nhiều nước thường áp dụng giá vé metro mức thấp nhất là 0,8 USD (khoảng 18.000 đồng), cao nhất 2,2 USD (khoảng 50.000 đồng).

Metro Hà Nội đã khảo sát hơn 1.500 người dân sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, kết quả đa số ý kiến chấp thuận giá vé đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt từ 30-37%; giá vé tháng cao hơn 15-20%. Ví dụ, giá xe buýt là 7.000 đồng thì vé đường sắt là 10.000 đồng.

Về vấn đề giao thông kết nối, tờ Zing dẫn lời ông Vũ Hồng Trường cho biết năng lực thiết kế của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 144 chuyến/ngày với 960 hành khách/chuyến. Như vậy có khoảng 160.000-180.000 hành khách/ngày, gấp 10 lần tuyến xe buýt nhanh BRT nên Hà Nội đã lên phương án giải tỏa nhanh lượng hành khách xuống tại các nhà ga và tiếp cận nhà ga.

Cụ thể, Hà Nội đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị phục vụ tiếp cận các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị trong khoảng cách 100-500 m dọc theo tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Bên cạnh đó, cải thiện trạm dừng xe buýt tới gần các ga đường sắt, hành lang cho việc lưu thông xe buýt, nhà chờ… Đặc biệt, bố trí tám bãi gửi xe cho các phương tiện cá nhân của hành khách đi tàu dọc hành lang tuyến đường sắt đô thị.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi vận hành chính thức sẽ hoạt động từ 5h sáng đến 23h đêm hàng ngày; 5 - 6 phút có một chuyến, ngoài giờ cao điểm thì 10 phút một chuyến; khi tiếp cận ga, đoàn tàu sẽ dừng khoảng 30 giây để hành khách lên xuống.

gia ve tau dien cat linh ha dong cao hon xe buyt Thêm 2 tuyến xe buýt ở Sài Gòn ngừng hoạt động vì vắng khách

Hai tuyến xe buýt số 37 và 60 ở TP.HCM tạm ngừng hoạt động vì vắng khách, không đủ chi phí hoạt động.

gia ve tau dien cat linh ha dong cao hon xe buyt Giá vé metro Cát Linh sẽ cao hơn xe buýt

Giá vé tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được TP Hà Nội trợ giá nên phù hợp với thu nhập người ...

gia ve tau dien cat linh ha dong cao hon xe buyt Hà Nội sắp có thêm tuyến xe buýt hai tầng

Tuyến xe buýt thoáng nóc số 2 ở Thủ đô dự kiến dài 14,8 km và có tần suất chạy 30 phút mỗi chuyến.

Minh Thái (Tổng hợp)

/ http://baodatviet.vn