Báo Lao Động online ngày 23.9 có bài “Sốc: 70% GV (giáo viên) đứng lớp không có năng khiếu sư phạm?”, dẫn thông tin của Thạc sỹ Nguyễn Đình Anh, nguyên Trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GDĐT Nghệ An tại Hội thảo giáo dục về chất lượng giáo dục phổ thông do UB Văn hoá, Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 22.9.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Mai, nguyên giảng viên Trường ĐH Lìege (Bỉ), bàn về vấn đề “năng khiếu sư phạm”.
Năng khiếu sư phạm có phải do thiên bẩm?
Năng khiếu có thể định nghĩa như một khả năng đặc biệt. Nhiều người còn ngầm cho rằng năng khiếu là bẩm sinh – năng khiếu trời cho. Thế nhưng các nhà xã hội học mà đi đầu là ông Pierre Michel Menger (Pháp) thì nghĩ khác.
“Thiên tài dưới mắt của nhiều người là một khả năng bẩm sinh – từ trên trời rơi xuống – đúng như chữ "thiên" trong thiên tài. Thế nhưng nếu không miệt mài cật lực làm việc thì có lắm thiên tài đi nữa cũng sẽ bị chôn vùi trong tro vụn.
Tại sao có người miệt mài cật lực làm việc? Làm sao giải nghĩa những động lực giúp ta cố gắng?” - Ông Menger nói đến động cơ và đền bù.
Động cơ là lực đẩy ta tiến tới hay tiếp tục làm một việc nào đó. Lòng mẹ thương con là động cơ khiến người phụ nữ sẵn sàng hi sinh cả thân mình để mưu cầu sự sống hay hạnh phúc cho con.
Menger phân biệt động cơ nội tại và động cơ bên ngoài.
Ông Menger định nghĩa năng khiếu là khả năng cho một việc gì – một khả năng vừa thuộc nội tại của cá nhân vừa tùy thuộc xã hội.
Đối với GV thì trường sư phạm và cả xã hội phải là môi trường làm nảy sinh rồi vun trồng và bồi dưỡng các năng khiếu sư phạm của mỗi người. Nếu đa phần các GV không có năng khiếu thì có lẽ phải nhìn xa hơn và truy nguồn khiếm khuyết đó.
Ông Nguyễn Đình Anh nói rằng dù thiếu năng khiếu, các GV vẫn có thể làm tròn nhiệm vụ dạy trẻ, nhờ kinh nghiệm, tích lũy kiến thức.
Tuy nhiên, nhiều người có trọng trách lo đào tạo GV ở trời Âu, không đặt trọng tâm lên kinh nghiệm.
Kinh nghiệm cần, nhưng cần hơn nữa là nghị lực muốn làm tốt việc đưa trẻ đến bến bờ hiểu biết. Tức là động cơ, tức là lòng yêu nghề, yêu trẻ.
Một số kỹ năng bên lề rất cần cho người đi dạy: truyền cảm xúc, tạo đam mê, dạy tiếp nhận cái đẹp, tạo tình người và khả năng tự vấn mình.
Giải pháp về cơ chế
Nhưng cũng không thể nào đòi hỏi người đi dạy phải toàn tâm toàn sức cống hiến khi đồng lương bèo bọt không cho phép họ sống thoải mái. Khi họ phải phong bì phong bao để xin việc,…
Rốt cuộc, trọng đãi các GV với một hệ thống lương bổng thích ứng, với chế độ đãi ngộ tôn sư để học đạo – dùng chữ của xã hội học là phải làm sao cho người thầy được trọng vọng trong xã hội để từ đó tạo nên động cơ cho một số người trong giới trẻ lựa chọn nghề sư phạm.
https://laodong.vn/dien-dan/giao-su-bi-len-tieng-ve-thong-tin-70-giao-vien-khong-co-nang-khieu-su-pham-566550.ldo
Tường trình của cô giáo bị tố \'giáo dục không có tình người\' Giáo viên chủ nhiệm bị tố “chỉ có kỷ luật và nước mắt” cho biết sau 20 năm công tác trong ngành giáo dục, cô ... |
Trường Lương Thế Vinh lên tiếng khi bị phụ huynh tố giáo dục hà khắc Một phụ huynh tố cáo trên Facebook giáo viên chủ nhiệm và phương pháp giáo dục của trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà ... |
Muốn sang thì bắc cầu kiều… Ở thế hệ học sinh 7x, 8x chúng tôi, nhà giáo được coi trọng lắm. Và lúc đó, nghề giáo nổi tiếng là thanh bạch ... |
Sốc: 70% giáo viên đứng lớp không có năng khiếu sư phạm? Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) do Uỷ ban Văn ... |