Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 01.2018, Google đã thuê 1781 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam để lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Ba Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị (ảnh TTXVN). |
Chiều ngày 4.4, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự thảo Luật an ninh mạng. Đây là dự luật đã từng được cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 và 11.2017).
Theo Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, cơ quan thẩm tra dự án Luật, qua thảo luận nhiều ý kiến nhất trí với quy định tại khoản 4 Điều 34 dự thảo Luật do Chính phủ trình là bắt buộc các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến không nhất trí với quy định này, vì cho rằng khó bảo đảm tính khả thi, không đúng với thực tiễn, gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên... nên đề nghị nghiên cứu phương pháp quản lý khác cho phù hợp.
Ủy ban Quốc phòng An ninh thấy rằng, nội dung này còn nhiều ý kiến khác nhau một số vị đại sứ nước ngoài tại Việt Nam và một số tổ chức có ý kiến góp ý.
Cụ thể tháng 8.2017, một số vị đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Đại sứ Úc, Đại sứ Canada, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu và các Đại sứ quán các nước thành viên tại Việt Nam đã gửi thư chung đến Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự quan ngại về yêu cầu đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và cho rằng trái với cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam, bao gồm những cam kết với tư cách là một thành viên của WTO.
Ủy ban Quốc phòng An ninh đã phối hợp với Ủy ban Đối ngoại tổ chức hội nghị để tọa đàm, trao đổi với các vị đại sứ, làm rõ các kiến nghị có liên quan. Sau đó, Ủy ban Quốc phòng An ninh xin đề xuất phương án chỉnh lý như sau:
Về yêu cầu đặt máy chủ quản lý dữ liệu trên lãnh thổ Việt Nam, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị không quy định nội dung này trong dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam. Như vậy với quy định trong dự thảo Luật những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, internet như trường hợp của Google, Facebook sẽ không phải đặt máy chủ ở Việt Nam.
Góp ý cho dự thảo Luật, đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) đã tán thành với quy định trên. Ông cho rằng, hiện nay với công nghệ điện toán đám mây thì máy chủ có thể là máy chủ ảo, vì vậy làm sao yêu cầu doanh nghiệp đặt tại Việt Nam.
“Từ một chiếc máy tính cá nhân, một chiếc điện thoại thông minh cũng có thể trở thành máy chủ. Do đó, tôi tán thành quy định buộc phải lưu ý thông tin, dữ liệu khách hàng tại Việt Nam”, đại biểu Vượt nói.
Theo thống kê của Bộ Công an, tính đến tháng 01.2018, Google đã thuê 1781 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam để lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Về yêu cầu đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị giữ lại nội dung này trong dự thảo Luật, nhưng có giới hạn về chủ thể (doanh nhiệp) và dữ liệu lưu trữ tại Việt Nam.
Apple đặt máy chủ iCloud tại Trung Quốc Việc đặt máy chủ sẽ bắt đầu vào ngày 28/2 và là hành động Apple buộc phải thực hiện nếu muốn hoạt động tại Trung ... |
Các nước ‘quản’ Facebook, Google như thế nào? Có 2 vấn đề mà nhiều quốc gia đang loay hoay trong việc quản lý các công ty cung cấp dịch vụ xuyên biên giới ... |
http://danviet.vn/tin-tuc/google-facebook-da-thue-may-chu-cua-cac-doanh-nghiep-viet-nam-863331.html