Theo ông Minh, quy định giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm không tự bỏ ngay được mà phải đợi đến khi sửa Luật.

Xung quanh xôn xao về quy định giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm, ngày 12/5, theo thông tin trên báo chí, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã nêu quan điểm của Bộ về vụ việc.

Theo ông Hoàng Đức Minh, quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, các giảng viên giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Việc quy định như vậy là vì hầu hết giảng viên lúc đó là sinh viên khá, giỏi được giữ lại trường, chưa có kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm - không như giáo viên mầm non, phổ thông được đào tạo là nghề sư phạm.

Cũng theo ông Minh, Luật Giáo dục được ban hành năm 2005. Sau 14 năm thực hiện Luật, đến thời điểm hiện nay, quy định về nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên đã có những bất cập nảy sinh, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

gs phai di hoc nghiep vu su pham bo gd dt noi gi
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục lên tiếng về quy định giáo sư cũng phải học nghiệp vụ sư phạm. Ảnh: Lao động

Hiện Bộ GD-ĐT đang rà soát và đề xuất chỉnh sửa trong Luật Giáo dục (sửa đổi) tới đây theo hướng, các yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối vởi giảng viên sẽ không qui định trong luật mà sẽ đưa vào các quy định ở các văn bản áp dụng đối với các trường hợp cụ thể.

Trước đó, một vị giáo sư ở TP.HCM viết trên Facebook cho biết, ông đã hướng dẫn thành công 8 nghiên cứu sinh, khoảng 50 thạc sĩ, trên 100 cử nhân, đã dạy ĐH và Cao học hơn 20 học kỳ và đã được bổ nhiệm làm giảng viên cao cấp. Vậy mà giờ này đang bị người ta thông báo là sắp tới phải đi học để lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm do các trường sư phạm cấp. Nếu không có chứng chỉ đó, sau này, sẽ không được hành nghề giảng viên nữa.

Chia sẻ với báo Đất Việt về việc này, GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, quy định là đúng nhưng không nên áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc.

"Nếu một Giáo sư có nhiều năm đứng lớp giảng dạy, đã hướng dẫn nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân rồi mà giờ bắt họ quay lại thi lấy chứng chỉ sử phạm là không hợp lý. Bản thân vị Giáo sư đó đã là một nhà giáo và họ đang làm công việc của một nhà giáo đó là giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, vì thế, áp đặt quy định trong trường hợp này là quá máy móc, cứng nhắc, dễ khiến các nhà giáo bị nản lòng", vị GS nói.

Cũng theo GS Phạm Tất Dong, dù là điều kiện được quy định trong luật từ lâu nhưng nếu không thực tế, Bộ GD-ĐT cần xem xét lại. Có thể áp dụng theo từng cấp học cụ thể, ví dụ sư phạm mầm non, sư phạm tiêu học nhưng không nhất thiết phải áp dụng với cấp Cao đẳng, Đại học.

Cụ thể với cấp mầm non, tiểu học, quy định giáo viên, giảng viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là cần thiết. Ở cấp này, đòi hỏi người giảng dạy phải có kỹ năng xử lý tình huống, phải nắm bắt được tâm lý học sinh thì mới dạy được học sinh. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy cũng bài bản, khoa học, mềm mại nhưng không dễ dãi... vì thế, đưa ra yêu cầu với cấp học này là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, ở cấp Cao đẳng và Đại học lại đòi hỏi phương pháp dạy thiên về trình độ, kiến thức thực hành thực tế, những người giảng dạy ở cấp này không nhất thiết phải có chứng chỉ sư phạm.

GS Phạm Tất Dong cho rằng, quy định đưa ra nhưng không phù hợp hoặc áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc sẽ là cơ hội nảy sinh tiêu cực mới.

"Ở Việt Nam, có tới 50% là Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ... không đứng lớp giảng dạy mà làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. Trong trường hợp quy định bắt buộc tất cả Giáo sư, Phó Giáo sư đều phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vậy với những trường hợp không đứng lớp, không giảng dạy thì sẽ thế nào?

Liệu sẽ lại có một cuộc chạy đua lấy chứng chỉ giống như chạy đua bằng cấp, chạy đua điểm số cho đẹp hồ sơ, cho đủ yêu cầu hay không? Như vậy, trong trường hợp này, quy định trên chưa chắc đã giúp chất lượng giảng dạy của Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ tốt lên mà ngược lại còn tạo cơ hội cho những tiêu cực mới nảy nở, phát triển", vị GS cảnh báo.

gs phai di hoc nghiep vu su pham bo gd dt noi gi Thông tư 06 của Bộ GD-ĐT: Hiểu thế nào là làm “ảnh hưởng xấu” ?

Mặc dù đến 28/5 mới có hiệu lực nhưng Thông tư 06 do Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa ban hành đã vấp phải ...

gs phai di hoc nghiep vu su pham bo gd dt noi gi Vì sao cả Bộ GD-ĐT và các trường đại học đều lúng túng trong xử lý thí sinh gian lận điểm thi?

Hiện cả Bộ GD-ĐT cũng như các trường đại học đều lúng túng trong việc xử lý những thí sinh gian lận điểm thi THPT ...

/ http://baodatviet.vn