Tự chủ Đại học là cơ hội lớn cho giáo dục Việt Nam thoát khỏi cơ chế xin-cho, ỷ lại, chờ được ban phát từ cơ quan chủ quản.

Phát biểu tại Diễn đàn Khoa học "Tự chủ trong giáo dục Đại học - những vấn đề đặt ra", GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho rằng, Đại học muốn phát triển phải được tự chủ. Tự chủ Đại học theo ông gồm 4 nội dung tối quan trọng gồm: Tự chủ Tổ chức - quản trị; Tự chủ về nhân sự; Tự chủ về tài chính và Tự chủ về học thuật.

gsts nguyen ngoc phu the gioi tu chu dai hoc tu lau

GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam

Trong đó, tự chủ về học thuật là nội dung tối quan trọng của giáo dục Đại học liên quan đến uy tín và cuộc sống nội sinh của các Đại học. Giá trị đích thực, thương hiệu của các Đại học phụ thuộc vào thực hiện tự chủ về học thuật ở mức độ nào.

Tự chủ học thuật cần được thể hiện rõ ở quyền tự quyết sứ mệnh định hướng đào tạo, mục tiêu đào tạo của trường; tự quyết mở ngành học; tự quyết quyền bàn luận, khuyến khích tự do tư tưởng; tự do lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy; tự quyết nội dung giảng dạy theo những quy định khung; tự quyết phương pháp dạy và phương pháp học.

"Các trường Đại học nếu không được khích lệ để có thể phát triển khía cạnh tự chủ về học thuật thì khác nào một cái máy chỉ biết nhai lại những điều cũ rích, rồi "đẻ ra" những sinh viên chỉ biết tuân theo những cái đã có, không cần hoài bão tìm kiếm, sáng tạo cái mới cho đời?" - GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú nhấn mạnh.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú cho biết, 4 nội dung về tự chủ Đại học nói trên đã được đề cập ít nhiều trong Luật Giáo dục Đại học. Tuy nhiên, các quy định được đề cập không thể hiện rõ quyền tự chủ, tự quyết của các cơ sở giáo dục Đại học mà lại được bao trùm lên bởi quyền của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành có liên quan, các Chính quyền cấp tỉnh, thành, địa phong tham gia giám sát hoạt động giáo dục.

Nhiều điều khoản không cụ thể, nhiều điều khoản lại vướng mắc mâu thuẫn nhau gây khó khăn trong việc thực hiện Luật Giáo dục Đại học.

Điều này cũng tự lý giải vì sao cho đến nay, qua 5 năm thực thi Luật mà chỉ có 14 trường Đại học trong tổng số hơn 500 trường trong cả nước tự nguyện tham gia thí điểm tự chủ Đại học. Theo ông, đây là tỷ lệ rất nhỏ.

Một trường Đại học nếu có thể tự chủ được, sẽ đảm bảo được trách nhiệm xã hội của mình. Nếu trường Đại học đó đào tạo được đội ngũ nhân lực tốt nhất cho đất nước sẽ càng làm tăng trách nhiệm của họ đối với xã hội.

Sự tự chủ của trường Đại học cũng giúp thoát cảnh trì trệ theo nếp cũ của cơ chế quan liêu bao cấp, thoát tình trạng ỷ lại vào cơ chế xin-cho.. Nhưng vướng mắc chính hiện nay, theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú là việc các trường Đại học sẽ thực hiện quyền tự chủ của mình như thế nào.

Vị chuyên gia cho rằng, để tự chủ được, các Hội đồng nhà trường, Hiệu trưởng phải tự củng cố lại mình, điều chỉnh mục tiêu, sứ mạng, sắp sếp lại nhân sự.

Trong tương lai, hoàn toàn sẽ có khả năng các trường nhỏ hơn tình nguyện đến hợp nhất vào các trường khác, không chờ đợi đến lúc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể.

Trường Đại học tư thục trên thế giới thế nào?

Nói về vấn đề tự chủ tài chính của trường Đại học, bao gồm cả Đại học công lập và tư thục, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú cho rằng, có sự bất bình đẳng giữa hai nhóm trường này.

Nhóm trường tư thục thường bị đánh giá thấp hơn khi họ phải gánh toàn bộ tài chính và vẫn phải đảm bảo năng lực của mình để tuyển sinh.

Thực tế trên thế giới cho thấy, không có một Nhà nước nào có thể tự giải quyết nổi kinh phí giáo dục đào tạo của đất nước mình bằng ngân sách Nhà nước mà phải tự tìm đến phương thức các nguồn bổ sung từ xã hội. Một trong các phương thức đó là tổ chức các trường tư thục.

Từ hàng trăm năm trước, nước Mỹ đã có truyền thống "cho", "tặng" trong hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục Đại học. Hầu hết các Đại học, trong đó là các Đại học tư thục không vì lợi nhuận thì sẽ có các nguồn "cho", "tặng" lớn.

Số tiền huy động từ nguồn "cho", "tặng" từ các trường tư thục ở Mỹ theo thống kê năm 2000 là chiếm 45% tổng chi phí cho Giáo dục Đại học ở các trường tư thục trên toàn nước Mỹ, lớn hơn tiền từ ngân sách toàn Liên bang chi cho các trường Đại học thuộc hệ thống công lập ở Mỹ năm đó là 1%.

Ở Mỹ, tỷ lệ trường Đại học tư thục phi lợi nhuận chiếm phần lớn và hầu hết trong số này là các trường Đại học danh tiếng hàng đầu của Mỹ.

Đại học Harvard nổi tiếng ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts ở Mỹ, là thành viên của Liên đoàn Ivy League - nhóm "Các trường Đại học xuất chúng nhất nước Mỹ" là một viện Đại học Nghiên cứu tư thục.

gsts nguyen ngoc phu the gioi tu chu dai hoc tu lau

Học phí và lệ phí để theo học tại trường Đại học Harvard là 48.949 USD ( năm 2017-2018).

Ví dụ khác ở Tây Ban Nha, một quốc gia có nền giáo dục Đại học phát triển với bằng cấp được chứng nhận toàn châu Âu, châu Mỹ, Trung Mỹ và châu Á. Hệ thóng Đại học của họ có tất cả 77 trường thì 50 trường là trường công lập, 27 trường tư thục. Tỷ lệ của trường tư thục so với trường công là 54%.

gsts nguyen ngoc phu the gioi tu chu dai hoc tu lau "Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

Việc đẩy mạnh tự chủ đại học là một trọng tâm then chốt cần được giải quyết triệt để và khả thi trong sửa đổi ...

gsts nguyen ngoc phu the gioi tu chu dai hoc tu lau \'Giáo dục đại học Việt Nam tụt hậu khá xa so với thế giới\'

Theo nữ hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), giáo dục đại học Việt Nam ...

/ http://baodatviet.vn