Kinh phí trả lương lấy từ nguồn ngân sách địa phương, thu học phí và nguồn thu hợp pháp khác.
Ngày 14/12, UBND tỉnh Hải Dương có văn bản giao chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát số lao động hợp đồng chưa được trả lương, phụ cấp, trả dứt điểm cho số này trong tháng cuối năm. Kinh phí trả lương được lấy từ nguồn ngân sách địa phương, thu học phí và nguồn thu hợp pháp khác để lại cho đơn vị.
Trong số 1.191 giáo viên hợp đồng trên địa bàn, nhiều nhất là giáo viên mầm non. Ảnh: Sở GD&ĐT Hải Dương
Hiện tỉnh Hải Dương có 1.191 giáo viên hợp đồng các cấp từ tháng 9 đến nay chưa được trả lương. Phó giám đốc Sở, bà Nguyễn Thị Hiền cho hay, tiền lương của giáo viên cơ bản đã được tỉnh chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là liệu sau khi được trả lương, gần 1.200 giáo viên hợp đồng đó có được ký tiếp nữa hay không?
Nếu chấm dứt hợp đồng với số lao động này, các trường đặc biệt là mầm non và tiểu học sẽ thiếu giáo viên trầm trọng, trong khi đó học sinh năm sau tăng hơn năm trước và số lớp mới liên tục tăng lên. Sở Giáo dục Hải Dương đã làm công văn trình lãnh đạo tỉnh xem xét tháo gỡ khó khăn.
Ông Trần Văn Hơn, Chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết, việc chấm dứt hợp đồng hay không đối với số giáo viên nói trên lãnh đạo tỉnh đang chờ kết quả báo cáo từ 3 sở: Giáo dục, Tài chính và Nội vụ.
Toàn tỉnh Hải Dương có hơn 4.050 giáo viên hợp đồng ở tất cả cấp học, trong đó 1.190 người 3 tháng nay không nhận được lương, 61 người đã xin nghỉ việc. Sở dĩ có nhiều giáo viên hợp đồng là số lượng học sinh tăng mạnh, trong khi UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế thấp hơn so với quy định của Bộ Giáo dục.
Để đảm bảo công tác giảng dạy, các trường buộc phải ký hợp đồng với nhiều giáo viên, nhưng lại không thể lo được kinh phí chi trả.
Trả lương bằng… khoai, sắn Mất gần 10 năm làm việc trước khi có chính sách BHXH với tiền lương rất thấp, quy đổi bằng thóc, khoai, sắn nên đội ... |
Bảy tháng không lương, 89 giáo viên khốn đốn Bảy tháng qua, 89 giáo viên ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, không được nhận lương khiến cuộc sống khó khăn, ảnh hưởng ... |