Một cựu Bộ trưởng Quốc phòng, một phi công Israel đã tiết lộ thông tin thừa nhận không quân của họ đã phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Syria vào đêm 5 rạng sáng 6/9/2007.

Tờ Haaretz đưa tin, đây là câu chuyện về một đêm duy nhất vào 11 năm trước, một chiến dịch táo bạo được tiến hành bởi không quân Israel phối hợp với cộng đồng tình báo, phá hủy một nhà máy hạt nhân ở đông bắc Syria. Chiến dịch thành công, nhưng qua đó cũng hé lộ một thất bại tình báo tồi tệ với Mossad (cơ quan tình báo khét tiếng của Israel), khi suốt nhiều năm trời cơ quan này không hề phát hiện một lò phản ứng hạt nhân được xây dựng ngay trước mũi họ.

he lo chi tiet vu israel khong kich lo phan ung hat nhan syria
Phóng to

Tòa nhà mang mà Israel cho là nơi đặt lò phản ứng hạt nhân của Syria. Ảnh: Haaretz.

Năm 2006, một tòa nhà hình khối lập phương lớn, vẫn đang được xây dựng ở trung tâm sa mạc Syria, cách không xa thành phố Deir al-Zour, đã trở thành tâm điểm chú ý của giới tình báo, quân sự Israel. Rất nhanh, nó được đặt biệt danh "The Cube" (Chiếc hộp). Những tháng sau đó, một mối nghi ngờ ngày càng lớn rằng bên dưới lớp mái nhà đang che giấu dự án mật của Tổng thống Bashar al-Assad: một lò phản ứng hạt nhân, mà tình báo Israel tin là giống lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên.

Vệt sáng lạ

Đêm 6/9/2007, một điều gì đó bất ngờ xảy ra ở khu vực sa mạc im lìm của tỉnh Deir ez-Zor (Syria). Đó là sự kiện mà cư dân địa phương chỉ dám thảo luận thầm thì trong các quán trà dọc bờ sông, khi họ tin chắc rằng không một quan chức nào xác nhận.

Vấn đề mà họ bàn luận là chủ đề cấm kỵ đối với giới truyền thông vốn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Syria. Chỉ biết rằng, họ bàn luận về những ánh sáng lóe lên trên trời đêm ở sa mạc xa xôi. Một số người khác cho biết, họ nhìn thấy cột khói lớn bốc lên trên sông Euphrates.

Điều gì xảy ra vào đêm 6/9/2007 tại sa mạc, cách biên giới Iraq 130km và 30km từ Deir el-Zor vẫn là một trong những bí mật lớn nhất cho đến ngày nay. Lúc 2h55 chiều 6/9/2007, hãng thông tấn Ảrập của Syria (SANA) đóng tại Damascus đưa tin, các máy bay chiến đấu của Israel xuất phát từ Địa Trung Hải đã vi phạm không phận Syria lúc 1h sáng.

he lo chi tiet vu israel khong kich lo phan ung hat nhan syria
Phóng to

Quân đội Israel - Ảnh: AP.

"Các đơn vị không quân đã đe dọa và buộc chúng phải rút lui ngay sau khi những máy bay này thả một số đạn dược xuống khu vực sa mạc mà không gây ra tổn thất về người hay vật chất nào", một phát ngôn viên Syria nói. Không có lời giải thích nào cho việc tại sao một sự kiện lớn như vậy sau nửa ngày mới được tiết lộ.

Lúc 6h46 chiều cùng ngày, đài phát thanh Chính phủ Israel trích lời một phát ngôn viên quân sự nói: "Sự kiện như vậy chưa bao giờ diễn ra". Lúc 20h46 , một phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Mỹ nói trong cuộc họp báo ngắn hàng ngày rằng ông chỉ mới nghe những báo cáo thứ cấp và các thông tin nhận được là xung đột với nhau.

Tuy nhiên, về sau việc làm của Israel trở nên rõ ràng: Phi công máy bay chiến đấu Israel không ngẫu nhiên thả đạn dược xuống một mảnh đất không người vào đêm 6/9/2007 mà thực tế là nó nhằm vào một mục tiêu có chủ định và đã phá hủy một khu liên hợp bí mật của Syria. Thế nhưng, thông tin cụ thể về chiến dịch vẫn là điều bí ẩn.

Liệu đó có phải một nhà máy hạt nhân? Khi nào và tại sao Israel lại biết về dự án đó và tại sao họ lại mạo hiểm tiến hành cuộc không kích này?

Sự thật được tiết lộ

Các nhà quan sát cho rằng việc chủ động công bố "chiến công" của Israel vào thời điểm này nhằm hai mục đích: chứng minh với thế giới rằng Tel Aviv sẵn sàng ra tay nếu thấy an ninh quốc gia bị đe dọa và cũng nhằm phòng trước những thông tin từ cuốn hồi ký sắp ra mắt của cựu Thủ tướng Ehud Olmert. Ông Olmert vừa ra tù vào tháng 7/2017 sau 16 tháng “bóc lịch” vì tội nhận hối lộ. Ông đã viết sách khi ở trong tù và cuốn sách dự kiến sắp được công bố.

he lo chi tiet vu israel khong kich lo phan ung hat nhan syria
Phóng to

Hình ảnh tòa nhà bị cho là nơi đặt lò phản ứng hạt nhân của Syria trước (ảnh trái) và sau (ảnh phải) khi bị Israel không kích. Ảnh: Haaretz

Ngày 21/3/2018, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Peretz đã lần đầu tiết lộ với báo giới về chiến dịch năm nào. Đặc biệt là khó khăn mà ông và các đồng nghiệp phải đối mặt sau khi nhận được thông tin rằng Syria đã đang xây dựng cơ sở hạt nhân tại tỉnh Deir ez-Zor.

Ngày 6/9/2007, 8 chiếc máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của Israel cất cánh từ căn cứ không quân Ramon và Hatzerim đã thả bom vào cơ sở Al-Kubar gần Deir al-Zor. Hơn 18 tấn bom san phẳng hoàn toàn khu vực trong bán kính hàng trăm km. Không quân Israel nói rằng, động thái này nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng cũng như xóa bỏ mối đe dọa hạt nhân không chỉ đối với Israel mà còn cả các quốc gia khác.

Được biết, quá trình chuẩn bị cho cuộc không kích đã diễn ra từ vài tháng trước. Ông Peretz tiết lộ, ngay từ tháng 3/2007, tình báo Israel đã thu thập những ảnh chụp về cơ sở này và họ xác định rằng nó có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân mà Syria đang theo đuổi. Ông cho biết, một trong những vấn đề mà Israel phải đối mặt là hậu quả tiềm tàng mà cuộc tấn công này có thể để lại.

“Thời điểm tiến hành không kích phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bởi chỉ một sai lầm nhỏ thôi cũng sẽ khiến người dân dọc sông Euphrates chịu ảnh hưởng sức khỏe nặng nề trong vòng ít nhất 100 năm tới”, ông Peretz nói.

Ngoài ra, thời điểm đó, Israel cũng cân nhắc việc chia sẻ thông tin về cuộc tấn công cho các nước đồng minh. Israel đã cố gắng để ngăn chặn thông tin mật bị rò rỉ ra các phương tiện truyền thông, tuy nhiên ông Peretz cũng chia sẻ về cuộc tấn công với Mỹ trước khi thực hiện.

Sau đó, một báo cáo đã được công bố trước Liên Hợp Quốc nói rằng, Triều Tiên đã có hai chuyến hàng gồm các linh kiện liên quan đến việc phát triển vũ khí hạt nhân cho Syria, song chúng đã bị chặn lại. Được biết, chúng sẽ được bàn giao cho trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria, khi đó đã bắt đầu nghiên cứu hạt nhân và phát triển tên lửa các loại.

Một trong số những phi công tham gia cuộc không kích cho biết thêm, người này cùng các đồng đội đã huấn luyện không kích trong nhiều tháng và chỉ được thông báo về mục tiêu vào ngày cuộc tấn công diễn ra. Sau khi Thủ tướng Israel (khi đó là ông Ehud Olmert) và nội các chấp thuận tiến hành tấn công, chỉ huy không quân Israel đã có mặt để nói về nhiệm vụ mà các phi công phải thực hiện.

Cựu Giám đốc cơ quan tình báo Israel Amos Yadlin nói rằng cuộc không kích này là nhằm gửi đến một thông điệp ra toàn thế giới rằng Israel sẽ “vượt giới hạn pháp lý của mình để bảo vệ người dân”.

Đây là lần thứ hai Israel bí mật tiêu diệt một lò phản ứng hạt nhân của nước láng giềng. Trước đó vào năm 1981, Israel đã xóa sổ lò phản ứng Osirak của Iraq, khi Tổng thống Saddam Hussein vẫn còn tại vị.

GIA BẢO (T/h)

/ http://www.doisongphapluat.com