Quy hoạch chồng chéo khiến TP.HCM được coi là hạt nhân, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam song cũng đang vướng nhiều rảo cản, dẫn đến tình trạng liên kết vùng hiện lỏng lẻo, khó phát huy tác dụng.

Để đưa TP.HCM phát triển xứng tầm là đô thị hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả khu vực, Chính phủ đã có nhiều quy hoạch để thực hiện mục tiêu đề ra.

Chồng chéo quy hoạch vùng?

hoa mat voi quy hoach vung kinh te trong diem phia nam

Tân cảng Cái Mép – Thị Vải là một cảng nước sâu có vị trí chiến lược đối với khu vực kinh tế trọng điểm ĐNB. Ảnh: H.V

"Tuy các tỉnh ĐNB vẫn phát triển vượt lên so với cả nước, song còn thấp xa khả năng và mong muốn. Vẫn là phát triển từng tỉnh, tầm nhìn "tỉnh ta" vẫn chi phối; chưa rõ tư duy phát triển vùng, không có cơ chế, chính sách phát triển vùng”.

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế VN

Tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ (ĐNB) diễn ra tại TP.HCM hồi cuối tháng 9 với chủ đề “tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng tưởng trên cơ sở liên kết vùng”, ông Cao Đức Phát- Phó trưởng ban thường trực Ban kinh tế T.Ư cho biết, hơn lúc nào, để kinh tế ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả, bền hơn, tầm vóc hơn. Cần xác lập và đặt ra các cơ chế để TP.HCM đóng vai trò hạt nhân trong việc phát triển nội vùng cũng như liên vùng, giao thành phố này là chủ tịch (vĩnh viễn) hội đồng vùng, thành lập cơ quan tham mưu thường trực cho hội đồng vùng (mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu nghành các lĩnh vực)... Đặc biệt, phải mời Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo vùng.

Trước đó, tháng 6.2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang) sẽ là vùng phát triển năng động với GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.900-4.000 USD; đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD và giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 5.400 USD.

TP.HCM được xác định là đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực. Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm các tỉnh trên), TP.HCM được định hướng phát triển là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ ngang tầm với các thành phố trong khu vực.

Tuy nhiên, ngày 25.7.2017, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục chủ trì Hội nghị “điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”. Tại đây, Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam đã trình bày đồ án điều chỉnh quy hoạch, ngoài trung tâm là tứ giác TP.HCM - Biên Hòa - Nhơn Trạch - Bình Dương, còn có 4 khu vực là vùng phát triển phía Bắc, phía Đông và phía Tây Nam.

TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phát biểu tại diễn đàn: “Hiện nay cấu trúc địa lý vùng rất lộn xộn, chồng chéo giao thoa. Ngay như hôm nay, nói là vùng ĐNB nhưng có cả Long An. Hay như vùng trọng điểm phía Nam có thêm Tiền Giang, Long An; còn có cả Vùng TP.HCM với tám tỉnh, thành… mà vùng nào, khu vực nào trong đó đều thấy giao cho TP.HCM làm đầu tàu, làm Chủ tịch hội đồng vùng”.

“Đầu tàu” đang ách tắc

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam cho rằng, nếu so sánh với các vùng kinh tế khác trong cả nước như miền Trung, Tây Nguyên hay ĐBSCL thì vùng ĐNB có lợi thế hơn hẳn. “Tuy nhiên, đối với ĐNB, khái niệm này rộng hơn so với vùng kinh tế trọng điểm. Chính vì vậy, chúng ta phải bàn về cách vận hành của hội đồng này” - ông Lộc nói.

Theo TS Trần Đình Thiên, TP.HCM là đầu tàu của khu vực nhưng cần xem lại sự phân bổ nguồn lực. “Theo tôi thấy, cơ chế và thể chế hình như đang trói buộc vùng này, cần tìm ra cơ chế đặc thù cho vùng, nhất là cho đầu tàu TP.HCM” - TS Thiên nói.

“Nói TP.HCM là đầu tàu sẽ kéo theo cả vùng phát triển. Nhưng nhìn lại xem, đầu tàu mà phải đang giải cứu vì ách tắc, ách tắc giao thông tại sân bay tân sơn Nhất, ách tắc tại các cảng biển (trong đó cảng Thị Vải chưa phát huy hết tiềm năng vì tính liên kết vùng không cao-NV), ách tắc giao thông vì lượng người nhập cư đổ về nhiều, ách tắc khi các vành đai (vành đai 1, 2 và 3) chưa cái nào làm xong thì liên kết hạ tầng trong vùng chưa có…” - ông Thiên cho hay.

TS Thiên cũng đề xuất, cần chỉ ra khái niệm vùng, liên kết vùng cho rõ ràng chứ như hiện tại chưa rõ chức năng vì cấu trúc vùng rất lộn xộn, đầu tàu, hạt nhân phải khác. Quy hoạch vùng phải có tính liên kết, vùng bổ sung cho tỉnh hay tỉnh là một bộ phận của vùng. Tầm nhìn, cơ cấu của từng tình, của vùng phải thay đổi; cần tìm ra thể chế phù hợp để điều hành vùng…

hoa mat voi quy hoach vung kinh te trong diem phia nam Sạt lở đất trầm trọng khiến Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập đến 39%

Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 562 điểm sạt lở với tổng chiều dài ...

hoa mat voi quy hoach vung kinh te trong diem phia nam Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Khai quật tử thi thành công nhờ kế hoạch điệu hổ ly sơn (Kỳ 4)

Chỉ có duy nhất một biện pháp đó chính là khai thuật tử thi, xét nghiệm thì mới có thể có đáp án cho những ...

http://danviet.vn/tin-tuc/hoa-mat-voi-quy-hoach-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam-813922.html

/ Dân Việt