Để chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang hiện đại, đồng bằng sông Cửu Long cần ứng dụng các công nghệ mới và thông minh.

Sáng 25/5, Diễn đàn công nghệ nông nghiệp và thủy sản Me Kong 2018 lần đầu tiên diễn ra tại TP Cần Thơ, do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ trì tổ chức.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình kết nối cung - cầu công nghệ năm 2018. Diễn đàn là nơi giới thiệu các giải pháp công nghệ thông minh dựa trên nền tảng internet vạn vật (IoT) phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, sự kiện là cầu nối giữa doanh nghiệp trong và quốc tế.

khai mac dien dan cong nghe nong nghiep va thuy san me kong 2018
Máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật tại Diễn đàn. Ảnh: Thu Hiền.

Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, nhờ đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, các viện và doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi có giá trị và quy trình công nghệ sản xuất tiến tiến, phù hợp đặc điểm từng vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, vai trò khoa học công nghệ với phát triển đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. Nơi đây đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống người dân.

Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long cần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng IoT vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó từng bước góp phần tăng năng suất, tính cạnh tranh hàng hóa, tiến tới thay đổi phương thức sản xuất từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại.

Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Đào Anh Dũng cũng cho rằng cần chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực sang sản xuất hàng hóa, đa dạng, quy mô lớn, hiện đại gắn với thị trường tiêu thụ.

"Phải làm sao để đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là nơi tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của thế giới mà còn là nơi phát minh, sáng tạo ra nhiều mô hình mới đặc sắc trong nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu", ông Dũng nói.

Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cần Thơ nói riêng là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, với 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây, đóng góp 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu.

Diễn đàn công nghệ nông nghiệp và thủy sản Me Kong 2018 bao gồm các hoạt động nổi bật như: Triển lãm giới thiệu công nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam; Hội thảo giới thiệu các công nghệ, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất nông nghiệp sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long.
khai mac dien dan cong nghe nong nghiep va thuy san me kong 2018

Hai lô tôm xuất khẩu của Việt Nam bị phát hiện có chất cấm

Theo kết quả được công bố, Việt Nam có 2 trường hợp vi phạm về chất cấm với mặt hàng tôm đã qua chế biến ...

khai mac dien dan cong nghe nong nghiep va thuy san me kong 2018

Hà Tĩnh: Thủy sản khan hiếm, ngư dân chẳng buồn ra khơi

Mỗi chuyến đi chỉ thu về vài kg cá hoặc mực, nhiều ngư dân trú tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh không còn mặn ...

https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/khai-mac-dien-dan-cong-nghe-nong-nghiep-va-thuy-san-me-kong-2018-3754564.html

/ vnexpress.net