Guardian ngày 8-4 dẫn số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, giá thực phẩm ở 38 quốc gia thành viên trong tháng 2 đã tăng với tốc độ chậm nhất so với thời điểm trước cuộc xung đột Nga - Ukraine dù chỉ số giá tiêu dùng - thước đo tổng thể về lạm phát vẫn ổn định ở mức 5,7%.
- Lạm phát tại Eurozone giảm tháng thứ 3 liên tiếp: Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
- Lạm phát giảm và tỷ lệ thất nghiệp thấp, vì sao người Mỹ vẫn thấy 'buồn'?
- Canada giới hạn mục tiêu nhập cư trong bối cảnh khủng hoảng nhà ở, lạm phát
Theo OECD, lạm phát lương thực ở 38 quốc gia thành viên đã giảm tháng thứ 15 liên tiếp, từ 6,3% trong tháng 1 xuống 5,3% trong tháng 2, một dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát đối với các hộ gia đình đang giảm bớt. Trong đó, có mức giảm hằng tháng lớn nhất là Ba Lan và Thuỵ Điển. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong nhóm các quốc gia phải hứng chịu tình trạng lạm phát lương thực gia tăng nhanh chóng, chủ yếu liên quan đến sự sụt giảm của đồng nội tệ, đẩy chi phí nhập khẩu tăng cao.
OECD có 38 thành viên, bao gồm Mỹ và hầu hết nước phát triển ở châu Âu, cùng Mexico, Chile và Israel. Tại Anh, giá thực phẩm và đồ uống không cồn thấp hơn so với mức trung bình của OECD, tăng 5% đến tháng 2. Mức tăng này là thấp nhất kể từ đầu năm 2022 và dưới mức cao nhất trong 45 năm là 19,2% vào tháng 3 - 2023.
Lạm phát cơ bản của OECD, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tiếp tục giảm nhưng vẫn ở mức cao 6,4%, phản ánh giá cả dịch vụ khó khăn. Lạm phát giảm mạnh hơn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và ở Mỹ, nơi tốc độ tăng giá năng lượng và thực phẩm đã hạ nhiệt đáng kể.
Các nhà phân tích dự báo rằng các ngân hàng trung ương sẽ thực hiện một số đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay để đối phó với tình trạng lạm phát giảm.
https://hanoimoi.vn/lam-phat-luong-thuc-o-cac-nuoc-giau-giam-thang-thu-15-lien-tiep-663101.html