Năm 2013, một từ khóa mới là “công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên với sự xuất hiện ngày càng nhiều trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội, tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cơ hội lớn nhưng cũng đem lại thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trong tiến trình công nghiệp hóa, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, tiền thân là Đoàn Địa chất 36 được thành lập ngày 27-11-1961, đã không ngừng lớn mạnh, trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác.
Đóng góp vào những thành tựu của ngành Dầu khí không thể không nhắc đến những phong trào thi đua do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công đoàn Dầu khí Việt Nam phát động và sự hưởng ứng tích cực từ đội ngũ hơn 65 nghìn cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong toàn ngành, điển hình là phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo trong những năm qua.
Sáng kiến Casing stabbing board của PV Drilling vinh dự được công nhận danh hiệu Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam năm 2017 |
Từ thực tiễn cho thấy, phong trào lao động sáng tạo trong ngành Dầu khí đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chỉ tính riêng trong 5 năm (2012-2017), đã có gần 2.000 đề tài, sáng kiến, giải pháp được công nhận và được áp dụng vào sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Hóa - chế biến dầu khí; Nhiệt và cơ khí chế tạo; Công nghệ thông tin - tự động hóa - điện tử… với tổng giá trị làm lợi ước tính hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. Trong đó, có 2 công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 1 Giải thưởng Nhà nước về khoa học - công nghệ và 4 sản phẩm được vinh danh “Tự hào trí tuệ lao động Việt Nam”. Các đơn vị đã có nhiều sáng kiến tiêu biểu như Vietsovpetro, PTSC, PV Drilling, PVEP, PV GAS, PVFCCo, BSR….
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào lao động sáng tạo giai đoạn 2012-2017. TS Nguyễn Quỳnh Lâm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ và Hội đồng Sáng kiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định: Sáng tạo và đổi mới là chìa khóa nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Là một trong những tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu của Việt Nam, hoạt động trong ngành công nghiệp phức hợp, đa ngành, chứa đựng nhiều rủi ro, luôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ kỹ thuật cao và mang tính toàn cầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xác định khoa học - công nghệ là một trong những giải pháp đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất - kinh doanh và sự phát triển bền vững theo chiều sâu. Chính vì vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn chú trọng đầu tư cho khoa học - công nghệ, phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giá dầu thô duy trì ở mức thấp, điều khiến các nhà thầu dầu khí trong và ngoài nước quan tâm hiện nay là làm sao giảm thiếu chi phí để khai thác 1 tấn dầu, thì vai trò của sáng tạo, đổi mới công nghệ, áp dụng tự động hóa trong hoạt động sản xuất ngày càng trở nên quan trọng, nhất là đối với các đơn vị làm dịch vụ. Với quan điểm “sáng kiến, sáng chế là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và hướng đến sự phát triển bền vững”, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang liên tục nghiên cứu, triển khai, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, liên tục phát huy sáng kiến, làm chủ và cải tiến kỹ thuật, từ đó tối ưu hóa vận hành, tiết kiệm năng lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Bên cạnh đó, để nắm bắt cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh, đồng thời hạn chế nguy cơ tụt hậu về công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tất cả các thành viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng và sẵn sàng tham gia cuộc cách mạng này. Người lao động dầu khí cần phát huy hơn nữa tinh thần lao động sáng tạo, nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu.
Phong trào lao động sáng tạo trong ngành Dầu khí đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chỉ tính riêng trong 5 năm (2012-2017), đã có gần 2.000 đề tài, sáng kiến/giải pháp được công nhận và được áp dụng vào sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực.
Ngày 5/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Đặng Hoàng An dẫn đầu đoàn công tác Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với lãnh ... |
BSR vẽ tranh, thả cá vì một tương lai xanh Sáng 5/6/2018, tại cổng A2 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã hưởng ứng ngày Môi trường ... |