Luật sư Lê Văn Thiệp, bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên sơ thẩm xét xử vụ án tai biến chạy thận tại Hòa Bình vào tháng 5.2018 vừa qua – cho rằng: Vụ án tai biến chạy thận còn nhiều bất thường.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (áo xanh, đứng giữa) cùng 2 bị can Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn tại phiên sơ thẩm diễn ra tháng 5.2018 vừa qua. |
Luật sư Lê Văn Thiệp phân tích, Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hoà Bình) quyết định thay đổi tội danh với bác sĩ Hoàng Công Lương từ “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sang “Vô ý làm chết người” với khung hình phạt từ 6 tháng đến 10 năm (theo điều 98 Bộ luật Hình sự 1999). Đây là lần thứ ba, Hoàng Công Lương bị thay đổi tội danh, lần đầu tiên là tội "Vi phạm quy định về chữa bệnh". Tội “Vô ý làm chết người” do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Cơ quan cảnh sát điều tra đồng thời khởi tố ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và Trần Văn Thắng, nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) về tội thiếu trách nhiệm do không xây dựng quy trình, đơn nguyên thân nhân tạo chưa được phép thành lập.
Nếu ông Dương và Thắng bị khởi tố khi thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, đã lập đơn nguyên lọc máu để thực hiện chạy thận khi chưa đủ điều kiện theo quy định thì Hoàng Công Lương vi phạm quy tắc nào?
Chưa kể, Bộ Y tế chưa xây dựng được quy trình, ban hành quy tắc đối với hoạt động chạy thận nhân tạo thì bác sĩ Hoàng Công Lương tự nghĩ ra hay sao? Đổi tội danh " Vô ý làm chết người" đối với BS Hoàng Công Lương là không đúng tội danh.
Cũng theo luật sư Lê Văn Thiệp, theo quy định tại điều 98 Bộ luật hình sự 1999 thì chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, còn điều 99 Bộ luật hình sự 1999 là chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn, chuyên môn và thực hiện công vụ. Tất cả các lập luận của Bản kết luận điều tra bổ sung lần 2 đều xác định bác sĩ Hoàng Công Lương có đủ điều kiện hành nghề về kỹ thuật thận nhân tạo và chữa bệnh độc lập. Hoàng Công Lương là bác sĩ có trách nhiệm cao nhất trong việc ra y lệnh chạy thận cho các bệnh nhân, được đào tạo chuyên môn, đã được cấp Chứng chỉ hành nghề và thực hiện công việc khám chữa bệnh tại đơn nguyên thận nhân tạo (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) là thực hiện công vụ, chứ không phải các công việc thường nhật trong đời sống hàng ngày.
Như vậy, xét trên khía cạnh định tội danh trong khoa học pháp lý thì đây chính là đặc điểm, là dấu hiệu phân biệt giữa điều 98 và điều 99 Bộ luật hình sự năm 1999.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, bị cáo Bùi Mạnh Quốc khai: Đã tiến hành bảo dưỡng nhiều lần nhưng những lần đó không tháo lõi lọc thẩm thấu ngược ra khỏi vị trí, chỉ duy nhất lần này, bị cáo đã tháo cả 4 lõi lọc ra và sục rửa đường ống trước, hóa chất độc hại đã chảy vào bể chứa nước thành phẩm, sau đó mới lắp 2 lõi cũ, thay và lắp 2 lõi mới rồi sục rửa như mọi lần.
Kết thúc việc thay thế, Quốc cho máy chạy nhiều giờ cho đến khi đồng hồ đo độ dẫn điện báo chỉ số an toàn. Đây chính là nguyên nhân duy nhất, trực tiếp dẫn đến cái chết của 9 bệnh nhân do sự cẩu thả hoặc kém nhận thức của Bùi Mạnh Quốc chứ không có cá nhân nào khác.
Bản kết luận điều tra bổ sung lần 2 cho rằng Hoàng Công Lương cẩu thả là không đúng sự thật, không có căn cứ pháp lý vì BS Lương trước khi ra y lệnh đã quan sát đồng hồ đo độ dẫn điện trên lắp trên hệ thống.
Theo cá nhân tôi thì việc thay đổi tội danh từ điều 285 sang điều 98 Bộ luật Hình sự đối với BS Lương là có sự nhầm lẫn về chủ thể của tội phạm.
Vụ tai biến chạy thận: Hàng loạt sai phạm của ông Trương Quý Dương giờ mới bị "sờ" đến Trong suốt quá trình xét xử sơ thẩm vụ án tai biến chạy thận tại Hoà Bình vào tháng 5.2018, nhiều lần cái tên Trương ... |
Nguyên giám đốc bệnh viện Trương Quý Dương lập đơn nguyên thận nhân tạo trái quy định Cơ quan CSĐT xác định ông Trương Quý Dương , nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, đã thành lập Đơn nguyên ... |
Vì sao Hoàng Công Lương bị đổi tội danh sang vô ý làm chết người? Cơ quan điều tra cho rằng với trình độ của mình, Hoàng Công Lương phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra khi ra ... |