Mở rộng CHK Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn phương án do Công ty tư vấn ADP-I đề xuất, nhưng không hiểu vì lý do gì Bộ GTVT vẫn chưa thực hiện. Trong khi Bộ GTVT vẫn phải “loay hoay” tập hợp tất cả các đề xuất của các doanh nghiệp khi quy hoạch đã được duyệt.
Theo đề xuất của tư vấn ADP-I Engineering (Pháp) nghiên cứu, khảo sát và thiết kế từ nhà ga đến khu vực dịch vụ, bãi đỗ máy bay CHK Tân Sơn Nhất có thể nâng công suất lên đến 60-70 triệu khách/năm và bắt buộc phải xây dựng thêm đường cất-hạ cánh mới, lấy đất khu vực sân golf ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất để xây dựng nhà ga.
Qua đó, để nâng cấp sân bay để đạt công suất 50 triệu hành khách (tăng 20 triệu khách so với hiện tại), ADPi đã đề xuất 2 giải pháp là xây dựng thêm nhà ga ở phía Bắc và phía Nam.
Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Thế Anh)
Tuy nhiên, nếu xây dựng nhà ga ở phía Bắc thì khu vực ga sẽ bị chia cắt thành hai bên của hệ thống đường cất - hạ cánh sẽ làm tăng chi phí vận hành vì hai nhà ga tách rời; diện tích giải phóng mặt bằng lớn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện…
Để tiết kiệm nguồn vốn đầu tư và tính hiệu quả của dự án, ADPi đề xuất ưu tiên xây dựng nhà ga ở phía Nam (cạnh nhà ga hiện nay) để kết nối hai nhà ga, tận dụng hạ tầng, nhiều khu vực đất đã sẵn sàng bàn giao, khoảng cách giữa các nhà ga gần hơn, vận hành đơn giản hơn. Phía Bắc, phần sân golf sẽ được giải phóng làm khu đỗ máy bay, ga hàng hóa, khu bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.
Sau khi đưa ra được những đánh giá tổng thể, Chính phủ cùng các Bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng TSN mà ADPi Engineering (Pháp) đề xuất thông qua văn bản số 142/TB-VPCP ngày 15.4.2018.
Từ tài liệu PV Dân Việt có được, tại thông báo số 142/TB-VPCP ngày 15.4.2018 của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Thủ tướng lựa chọn phương án do Công ty tư bấn Adp-I đề xuất, cụ thể là thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch mở rộng, đầu tư và dây dựng mới một nhà ga hành khách hiện đạu, đồng bộ và đạt tiêu chuẩn Quốc tế tại khu vực phía Nam để đáp ứng yêu cầu phục vụ đạt 20 triệu hành khách/năm.
Cùng với đó, nâng công suất khai thác của CHK Tân Sơn Nhất nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hành không, đảm bảo tối thiểu đạt 50 triệu hành khách.năm.
Đồng thời, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hoá, sân đỗ tàu bay, khu bảo dưỡng phương tiện, thiết bị và các công trình phục vụ cho hoạt động hàng không tại khu vực phía Bắc CHK Tân Sơn Nhất (nơi có vị trí sân Golf hiện tại).
Phương án nêu trên đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ đầu tư, xây dựng, giải quyết sự quá tải trong giao thông vận tải hàng không, sử dụng hiểu quả quỹ đất và giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, đảm bảo an toàn, an ninh theo quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Để sớm triển khai phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng CHK Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành và cơ quan liên quan thực hiện...
Mặc dù, đề án mở rộng CHK Tân Sơn Nhất đã được Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ thống nhất lựa chọn phương án do Công ty tư bấn Adp-I đề xuất, nhưng lãnh đạo Bộ GTVT vẫn khẳng định: Bộ GTVT đang tập hợp các đề xuất. Việc này, khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu có “lợi ích nhóm” trong việc Bộ GTVT chậm trễ triển khai mở rộng CHK Tân Sơn Nhất.
Xin nhắc lại, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1.3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay trên cơ sở quy hoạch chi tiết của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được phê duyệt và Chính phủ đã giao Bộ GTVT. Trước điều kiện đầu tư cấp bách do tình hình ách tắc cả trên bầu trời và dưới mặt đất của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, việc xây dựng nhà ga T3 được xem là một trong những công trình được ưu tiên kêu gọi đầu tư.
Dù nói mở rộng Tân Sơn Nhất dựa trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt và Chính phủ giao cho Bộ GTVT, nhưng Thứ trưởng Đông lại cho rằng: “Đã công khai quy hoạch và hiện tại có Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), đơn vị được giao quản lý khai thác cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đề nghị được đầu tư Nhà ga T3”.
Theo Thứ trưởng Đông, trường hợp có nhiều hơn một nhà đầu tư sẽ phải tổ chức đấu thầu cạnh tranh và đang tập hợp tất cả các đề xuất. Ngoài ra, ACV có nghiên cứu chi tiết tương tự đề án tiền khả thi còn FLC mới đề nghị chưa có nghiên cứu cụ thể. Từ đó, dư luận đã đặt ra câu hỏi: Có hay không Bộ GTVT đã “phớt lờ” hay “tự ý gạt” đề xuất của tư vấn ADP-I đã được Thủ tướng đồng ý”.
Sân bay Tân Sơn Nhất đón gần 130.000 hành khách trong ngày cao điểm Tết Chiều 28 Tết, rất đông người dân đổ về quê ăn Tết Nguyên đán khiến các nhà ga Tân Sơn Nhất (TP HCM) đông nghịt. |
Tân Sơn Nhất quá tải, nhiều hành khách lỡ chuyến bay Chiều 27 Tết, lượng hành khách đổ về ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất vẫn cực kỳ đông đúc. Nhiều hành khách bị ... |
Nỗi ám ảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất ngày cận Tết Chiều 30/1, ngày cao điểm hành khách về quê từ ngoài vào trong Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, cảnh đông đúc, láo nháo diễn ... |
Giao thông tê liệt, hàng nghìn phương tiện chôn chân trước cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất Hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng dài, chôn chân trước cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. |