Sáng 29-3, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống , trong 20 năm qua, các khu vực trên cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng. Mỗi năm trung bình thiên tai làm hơn 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1%-1,5% GDP của quốc gia.
Về bão, trung bình hằng năm đã có từ 11 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, trong đó, 5 - 6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Điển hình như cơn bão Cecil vào Bình Trị Thiên tháng 10-1985 gây nước dâng cao hơn 4 m làm 901 người chết, gần 69.000 ngôi nhà bị đổ. Bão Linda gió cấp 10 đổ bộ vào Cà Mau tháng 11-1997 làm gần 3.000 người chết và mất tích, hơn 3.000 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng. Cơn bão Chanchu tháng 5-2006 làm 268 người chết và mất tích (chủ yếu là ngư dân đánh bắt trên biển).
2017 là năm có số lượng bão kỷ lục với 16 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện và hoạt động trên biển Đông, trong đó bão số 10, số 12 đổ bộ vào khu vực Bắc và Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, để lại những hậu quả sau nhiều năm mới có thể khắc phục và làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. "Thiên tai đã khiến 386 người chết, tổng thiệt hại về kinh tế khoảng 60.000 tỉ đồng" - ông Cường cho biết.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam là một trong 5 nước chịu thiệt hại thiên tai lớn nhất trên thế giới. Dù nỗ lực phòng chống nhưng thiệt hại vẫn rất lớn. "Do vậy, các cấp chính quyền phải nhận thức rõ và luôn chủ động trong thực thi nhiệm vụ, đặc biệt là công tác "4 tại chỗ", khắc phục tư tưởng chủ quan" - Thủ tướng nói.
Thiên tai diễn biến ngày càng bất thường, khó cảnh báo, không theo quy luật, do đó dự báo là khâu vô cùng quan trọng, nếu dự báo không tốt thì hậu quả rất lớn. "Năng lực cảnh báo, quan trắc còn nhiều vấn đề, nhất là dự báo lũ ống, lũ quét, lũ đá và sạt lở đất" - người đứng đầu Chính phủ lưu ý.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, quan điểm chỉ đạo bao trùm nhất là xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chủ quan của lãnh đạo địa phương và nhân dân trong ứng phó thiên tai, như tại Khánh Hòa, Phú Yên, nghĩ bão số 12 không vào, người dân không phòng bị nên gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
"Tinh thần trong công tác phòng chống và thích ứng với thiên tai là chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ, tránh việc "đèn nhà ai nấy tỏ, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Kim Tae Hee sẽ đến Việt Nam vào tháng 6 Nữ diễn viên Hàn Quốc sẽ có mặt tại Việt Nam vào mùa hè này để tham gia một chương trình từ thiện tại Hà ... |
Những bức ảnh ghi dấu ấn cuộc đời thiên tài Stephen Hawking Gần như cả cuộc đời mình Stephen Hawking phải chống chọi bằng một nghị lực phi thường với căn bệnh Lou Gehrig’s khiến ông tê ... |
Tro cốt Stephen Hawking được chôn gần Newton và Darwin Tro cốt của nhà vật lý Stephen Hawking sẽ được chôn tại tu viện Westminster vào lễ tạ ơn, gần mộ các nhà khoa học ... |
Ng.Thế