Một khu vực thưa dân cư ở miền nam Italia đang “treo thưởng” 700 euro (khoảng 18 triệu đồng) mỗi tháng trong vòng 3 năm cho những ai chuyển đến sống ở một trong những ngôi làng tại đây.

Tuy nhiên, có một số điều kiện đi kèm với phần thưởng này: ngôi làng phải có ít hơn 2.000 dân, và người mới chuyển đến phải cam kết mở một công việc kinh doanh.

“Nếu chúng tôi đề nghị tài trợ, nó sẽ không khác gì làm từ thiện”, ông Donato Toma, Chủ tịch vùng Molise nói với báo Guardian. “Chúng tôi muốn làm hơn thế, chúng tôi muốn mọi người phải đầu tư vào đây. Họ có thể mở ra bất cứ thứ gì: một tiệm bánh, cửa hàng văn phòng phẩm, nhà hàng, bất cứ thứ gì. Đó là một cách để thổi sức sống vào các thị trấn của chúng tôi, đồng thời làm tăng dân số”.

Ông Toma cũng tuyên bố rằng mỗi thị trấn có ít hơn 2.000 dân sẽ nhận được 10.000 euro (khoảng 255 triệu đồng) để xây dựng cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các hoạt động văn hoá.

“Vấn đề không phải chỉ là tăng dân số. Người dân cũng cần cơ sở hạ tầng và một lý do để ở lại, nếu không chúng ta rồi sẽ lại quay lại thời điểm cách đây vài năm”, ông cho biết.

muon co ngay hon 600 trieu dong hay chuyen den lang nay song
Một ngôi làng ở vùng Molise, miền nam Italia

Theo Viện Thống kê Quốc gia Italia (Istat), vùng Molise với dân số 305.000 người là một trong những vùng mất đi nhiều dân nhất trong những năm gần đây. Kể từ năm 2004, có tới 9.000 người đã chuyển đi. Riêng trong năm 2018, có hơn 2.800 người dân qua đời hoặc chuyển sang khu vực khác, mức giảm tăng gần 1.000 người so với năm trước đó. Trong 9 thị trấn trong khu vực, không có ca sinh nở mới nào được ghi nhận.

Lần đầu tiên trong vòng 90 năm, số lượng công dân Italia sinh sống trong nước giảm khoảng 55 triệu người, theo số liệu từ Istat. Từ năm 2014 đến 2018, tổng số công dân sống trong nước giảm 677.000 người. Theo các chuyên gia, có hai yếu tố đứng sau sự tụt giảm này: tỉ lệ sinh nở giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày Italia hợp nhất, và ngày càng nhiều người trẻ tuổi chuyển sang các nước châu Âu khác để tìm kiếm cơ hội việc làm. Trong năm 2018, gần 157.000 người đã rời khỏi đất nước.

Italia là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Âu có dân số được dự kiến sẽ còn tụt giảm thêm trong vòng 5 năm tới, theo dự đoán của Liên Hợp Quốc. Nước này đứng thứ 2 sau Nhật Bản trong các nước có tỉ lệ dân số già nhất thế giới, với 168,7 người hơn 65 tuổi trên mỗi 100 người trẻ.

Trong nỗ lực tái sinh các thị trấn này, rất nhiều thị trưởng, như ở Sutera thuộc tỉnh Caltanissetta ở Sicily, đã mở cửa các căn nhà trống cho những người tị nạn đã vượt biển Địa Trung Hải từ Libya.

Các thị trấn khác như Sambuca, với quyết tâm sống còn bằng mọi giá, đã áp dụng một chính sách đã trở nên khá thịnh hành ở miền nam Italia: bán, hay gần như là cho không, các căn nhà bị bỏ hoang cho bất cứ ai sẵn sàng chuyển đến. Giá tượng trưng cho một căn nhà chỉ vỏn vẹn 1 euro.

muon co ngay hon 600 trieu dong hay chuyen den lang nay song

Người làm bù nhìn lấp đầy ngôi làng vắng

Chứng kiến người dân lần lượt rời đi, Tsukimi Ayano, 69 tuổi đã làm hàng trăm con bù nhìn kích cỡ người thật, để giúp ...

muon co ngay hon 600 trieu dong hay chuyen den lang nay song

Ngắm kiến trúc cổ bên trong ngôi làng tròn nhất thế giới

Làng Jujing - nơi nổi tiếng với kiến trúc theo phong cách Hui điển hình - nằm ở tỉnh Giang Tây Trung Quốc.

muon co ngay hon 600 trieu dong hay chuyen den lang nay song

Ngôi làng tỷ phú xa hoa không tưởng ở Mỹ

Ngôi làng Indian Creek Village của Miami Mỹ là một hòn đảo tư nhân nhỏ được mệnh danh là Billionaire Bunker.

muon co ngay hon 600 trieu dong hay chuyen den lang nay song

Kỳ lạ ngôi làng có hơn 800 ngôi nhà thông liền nhau

Làng Chengzi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nổi tiếng với những ngôi nhà cổ kiến trúc độc đáo và kết nối với nhau.

Anh Thư

/ vietnamnet.vn