Vũ khí mới có tên gọi "Avangard" gồm một tên lửa đạn đạo và khối lập kế hoạch siêu âm cho phép tên lửa đạt nhiều lần vận tốc âm thanh.
Các cuộc thử nghiệm của Nga về một hệ thống tên lửa siêu thanh đã thu hút sự chú ý của báo chí trên toàn thế giới. Báo chí phương Tây nhấn mạnh rằng, Tổng thống Putin đã có mặt tại cuộc thử nghiệm và đích thân ra chỉ thị để khởi động hệ thống tên lửa.
Vũ khí mới có tên gọi "Avangard" gồm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và khối lập kế hoạch siêu âm cho phép tên lửa đạt năm lần vận tốc âm thanh.
Vũ khí mới "Avangard" của Nga.
Theo tuyên bố của các chuyên gia Nga, "Avangard" có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới. Ngày 26/12/2018 Bộ Quốc phòng Nga đã thực hiện vụ phóng thử nghiệm tên lửa "Avangard", kết quả tên lửa đã bắn trúng mục tiêu tại khu thử nghiệm Kura ở Kamchatka.
Nếu đúng như các thông số kỹ thuật được công bố, đây thực sự là hệ thống phòng thủ tên lửa thông minh nhất, tờ báo Gizmodo nhận xét.
Tuy nhiên, tác giả của tờ báo nghi ngờ liệu "Avangard" có thể hoạt động chính xác như các nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố.
Các chuyên gia ở Mỹ cho rằng, khối lập kế hoạch siêu âm của "Avangard" sẽ không thể chịu được nhiệt độ cực lớn khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất.
"Avangard" được công bố đầu tiên vào tháng 3 năm 2018 trong thông điệp hàng năm của Tổng thống Putin gửi Hội đồng Liên bang bằng video giả định về một cuộc tấn công hạt nhân vào tiểu bang Florida của Hoa Kỳ.
Tờ Gizmodo nhấn mạnh rằng, Nga đã sẵn sàng để triển khai hệ thống tên lửa mới này. Ngày 7 tháng 6 Tổng thống Putin đã tuyên bố hệ thống "Avangard" đang trong quá trình sản xuất và dự kiến giao cho Lực lượng Vũ trang Nga trong năm 2019.
Quân đội Hoa Kỳ cho rằng những tuyên bố của Nga không phản ánh đúng thực trạng.
“Hiển nhiên là chúng ta đang theo dõi sát sao những nỗ lực của Nga về phát triển vũ khí công nghệ cao. Tuy nhiên hiện tại ta chỉ thấy những tuyên bố to lớn về thành công mà không thấy bằng chứng thực tế”, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ ông Eric Pahon nói với CNBC hồi tháng 10.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển khả năng phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu cho quân đội Mỹ và các nước đồng minh để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào có thể đến từ Nga”, ông nói thêm.
Các cuộc thảo luận về hệ thống vũ khí mới được tiến hành dựa trên những bất đồng giữa Hoa Kỳ và Nga về tương lai của Hiệp ước INF.
Hiệp ước này cấm các nước triển khai vũ khí hạt nhân tầm trung có thể bao quát phạm vi từ 500 đến 5500 km. Ngày 4 tháng 12 năm 2018 Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước năm 1987 và tuyên bố sẽ đơn phương rút khỏi INF sau 60 ngày. Một nửa thời hạn đã trôi qua.
Thực tế một cuộc chiến tranh lạnh mới đang diễn ra, đây là sự đối đầu giữa một bên gồm Nga, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, một bên gồm Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu. Ngoài ra còn nhân tố bất ngờ không thể đoán trước là tổng thống Hoa Kỳ, tờ Gizmodo khẳng định.
Không ai biết chắc chắn vai trò của Tổng thống Donald Trump trong cuộc đối đầu này.
Chuyên gia Mỹ chê Avangard: Trò trâu buộc ghét trâu ăn Việc một chuyên gia Mỹ chê tên lửa siêu thanh Avangard của Nga đúng là một chuyện nực cười nếu xét đến chuyện Mỹ đang ... |
Avangard khiến Mỹ vừa tức vừa sợ? Theo chuyên gia Mỹ, các căn cứ nước ngoài cho phép Mỹ tấn công nhanh chóng mà không cần sử dụng bất kỳ hệ thống ... |
Mỹ có phương án tấn công tối ưu hơn Avangard Theo chuyên gia Richard Weitz, Mỹ không cần đến vũ khí siêu vượt âm như Avangard của Nga bởi Lầu Năm Góc có phương án ... |