Hệ thống SSDS hạ mục tiêu giả định, chứng tỏ khả năng phối hợp giữa nhiều tổ hợp tác chiến nhằm bảo vệ siêu tàu sân bay lớp Ford.
Tên lửa RIM-162 khai hỏa trong đợt diễn tập của tàu sân bay Mỹ năm 2010. Ảnh: US Navy. |
Hải quân Mỹ và tập đoàn quốc phòng Raytheon hồi giữa tuần lần đầu thử nghiệm Hệ thống Tự vệ Tàu chiến (SDSS), lưới phòng thủ dự kiến trang bị cho siêu tàu sân bay lớp Ford và các tàu đổ bộ Mỹ trong tương lai, Sputnik đưa tin.
"Hệ thống SSDS lắp trên một chiến hạm thử nghiệm ngoài khơi bang California, Mỹ đã phát hiện máy bay không người lái mô phỏng mục tiêu và phóng tên lửa RIM-162 ESSM đánh chặn. Quá trình này đòi hỏi nhiều tổ hợp tác chiến phối hợp nhuẫn nhuyễn để bảo đảm khả năng diệt mục tiêu", Mike Fabel, giám đốc chương trình SSDS của Raytheon, cho biết.
Mỗi tổ hợp SSDS gồm radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống máy tính trung tâm để xử lý dữ liệu và ra lệnh đánh chặn, cùng các bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM và tầm ngắn RIM-116 RAM. Hai loại tên lửa này đều được trang bị cho các chiến hạm cỡ lớn trong biên chế hải quân Mỹ, nhưng chưa được tích hợp vào mạng lưới thống nhất như SSDS.
"Thiết kế SSDS cho phép nó tích hợp dễ dàng vào hệ thống chiến đấu của siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford, cung cấp khả năng phòng thủ và bảo vệ mạng sống cho thủy thủ đoàn. Thành công của đợt bắn thử giúp tàu sân bay Ford tiến thêm một bước tới việc hoàn tất giai đoạn thử nghiệm", Fabel nói thêm.
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford ra biển thử nghiệm năm 2018. Ảnh: US Navy. |
Là tàu sân bay được thiết kế mới đầu tiên của Mỹ trong 40 năm qua, USS Gerald R. Ford được trang bị công nghệ cùng các hệ thống vận hành mới, giúp tàu có thể tăng số lượt máy bay xuất kích và hạ cánh, giảm khối lượng công việc do con người thực hiện và tăng khả năng sống sót trước những mối đe dọa.
Sở hữu lượng giãn nước đầy tải 100.000 tấn và chi phí chế tạo 13 tỷ USD, USS Gerald R. Ford cũng là tàu sân bay lớn và đắt tiền nhất thế giới. Tuy nhiên, hàng loạt lỗi kỹ thuật đã khiến siêu tàu sân bay này chưa thể hoàn thiện.
USS Gerald R. Ford từng phải trở về cảng hồi tháng 4/2017 và 1/2018 do sự cố chết máy, khiến nhiều nội dung thử nghiệm bị hủy bỏ. Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và cáp hãm đà tối tân của tàu cũng chưa hoàn thiện, khiến dự án ngày càng bị chậm trễ và đội giá so với kế hoạch.
Vũ khí siêu thanh Nga đánh trúng khe hở phòng thủ Mỹ Theo chuyên gia quân sự Richard M.Harrison, hiện lá chắn tên lửa Mỹ không có cách nào chặn được vũ khí siêu thanh do Nga ... |
Hoài nghi về \'bức tường thép\' hạ mọi tên lửa từ trên vũ trụ của Trump Công nghệ chưa kiểm chứng và tốn kém cùng nguy cơ chạy đua vũ trang trên không gian khiến lá chắn tên lửa mới của ... |