Tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban - chỉ ra những cản ngại cần tháo gỡ để triển khai Chính phủ điện tử.

Tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban - chỉ ra những cản ngại cần tháo gỡ để triển khai Chính phủ điện tử.

Cản trở trước hết chính là những người làm việc tại cơ quan hành chính, thiếu quyết tâm của người đứng đầu?

Chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã có từ lâu, nếu như thực hiện đạt chất lượng, có hiệu quả, thì hôm nay không còn ngồi để bàn chuyện triển khai, và Việt Nam không phải xếp hạng 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chính phủ điện tử và đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN.

Tầm nhìn có, chủ trương đúng đắn, nhưng con người làm việc tại các cơ quan nhà nước không muốn làm thì chủ trương vẫn mãi mãi là chủ trương.

Không muốn làm là do ngại sử dụng công nghệ thông tin, sự né tránh của cán bộ, công chức để không phải minh bạch, công khai công việc? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi nhưng đó cũng là câu trả lời chính xác về thực trạng trình độ của đa số cán bộ công chức hiện nay.

Miệng nói Chính phủ điện tử, họp bàn xây dựng chính quyền điện tử ở các địa phương, nhưng vẫn ông lãnh đạo đứng đọc bài phát biểu, dưới là cán bộ cầm bài phát biểu đó để “dò chính tả”. Họp bàn chính quyền điện tử mà cán bộ nào cũng rút sổ tẩn mẩn ghi chép, thì còn lâu mới “điện tử”.

Cán bộ lãnh đạo, công chức được trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc. Gần như ai cũng có máy tính bàn, laptop, iPad, smartphone, nhưng nhiều người dùng làm cảnh, trang trí, đọc báo, xem phim, chát chít nhiều hơn để làm việc. Với hiện trạng nền hành chính thủ công hiện nay, có thể khẳng định như vậy. Bởi vì, nếu như toàn bộ cán bộ công chức khai thác các chức năng của máy tính và các công cụ công nghệ khác, thì Chính phủ điện tử của Việt Nam đã được xây dựng hoàn hảo.

Ngoài việc đặt vấn đề cán bộ, công chức hạn chế về trình độ, khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn cho rằng, có phải cán bộ công chức né tránh để không phải minh bạch, công khai công việc?

Điều này là rất có thể, vì nếu triển khai chính quyền điện tử thành công, rất nhiều người phải “về vườn” vì không thể tương thích với hệ thống mới. Hơn nữa, hệ thống mới quá minh bạch, công khai, hạn chế tối đa tiếp xúc giữa cán bộ công chức với người dân, doanh nghiệp, thì không còn cơ hội để “tham nhũng vặt”.

Để không lặp lại tình trạng đưa ra chủ trương nhưng không triển khai hoặc triển khai rất trì trệ, đề nghị Thủ tướng bắt buộc lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cam kết đảm bảo thời hạn hoàn thành.

Nếu không hoàn thành thì cách chức.

neu khong hoan thanh thi cach chuc Vì sao Ủy ban Kiểm tra T.Ư lại xử lý vi phạm của cán bộ cấp huyện?

Theo ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, việc Ủy ...

neu khong hoan thanh thi cach chuc Cách chức Phó Bí thư Thành ủy Trà Vinh

UBKTTW còn đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần ...

neu khong hoan thanh thi cach chuc Quảng Nam: Hàng loạt cán bộ chủ chốt xã bị cách chức

Sử dụng văn bằng không hợp pháp, 6 cán bộ xã ở Quảng Nam bị cách chức, trong đó có 4 phó chủ tịch UBND ...

/ https://laodong.vn