Cả tuần lễ nay, điện thoại của tôi tin tin liên tục vì tin nhắn của các ban đại diện phụ huynh. Đứa con nhỏ nhất đầu cấp 1 toàn tin nhắn chuẩn bị cho con tập văn nghệ, nhảy múa, làm bánh, vẽ hoa cho thiệp mừng thầy cô. Còn hai đứa đầu cấp 2 và cấp 3 toàn tin nhắn quyên tiền để bỏ phong bì và mua quà mừng thầy cô.
Phải nói là ban đại diện phụ huynh thật chu đáo với đủ kiểu: đặt kỷ niệm chương, đặt hoa khô và nến, chuẩn bị voucher hay tiền mặt, v.v. Khi tôi nói đến việc sao không ai nhắc đến chuyện làm thế nào để giáo dục con của mình tôn trọng và tặng quà thầy cô từ tấm lòng, mọi người lại tiếp tục nhắc đến chuyện thu tiền và lờ đi… Cũng có người nhắc hay là hôm đó tổ chức ở lớp rồi phụ huynh tặng quà thầy cô trước mặt các học sinh để… giáo dục.
Tôi không trả lời con câu hỏi đó, chỉ kể câu chuyện ngày xưa đã từng đem hoa héo đến tặng, nhưng cô vẫn vui mà còn cho ăn bánh kẹo no nê. Câu chuyện về ngày Nhà giáo của gia đình tôi là thế.
Tôi về hỏi con mình: “Các con đã chuẩn bị quà gì cho thầy cô chưa? Con trai học đầu cấp 3 trả lời: “Con nói thật, nếu thăm hỏi và tặng quà hay thiệp chúc mừng thầy cô, con muốn đến thăm các thầy cô cũ của mình hơn vì các thầy cô mới học, con mới tiếp xúc, làm sao có tình cảm để tỏ lòng chân thật của mình. Nếu có tình cảm thì con có tình cảm với các thầy cô cũ nhiều hơn. Vì thế con muốn xin tiền mẹ mua hoa và thiệp cho con đi thăm thầy cô cũ. Còn trên lớp mới sao cũng được”. Con gái học đầu cấp 2 trả lời rằng: “Con xin tiền mẹ mua thiệp và nghĩ đến một “kế hoạch” là sẽ tổ chức cho thầy cô nhiều chuyện… bất ngờ. Con không quan tâm đến chuyện cha mẹ tặng quà thầy cô đâu, mà sao cha mẹ lại tặng quà cho thầy cô?”.
Tôi không trả lời con câu hỏi đó, chỉ kể câu chuyện ngày xưa đã từng đem hoa héo đến tặng, nhưng cô vẫn vui mà còn cho ăn bánh kẹo no nê. Câu chuyện về ngày Nhà giáo của gia đình tôi là thế.
Quay trở lại với việc chúng ta tri ân thầy cô như thế nào trong ngày này? Ai cũng cho rằng “tuỳ thời” mà ứng biến. Nhưng thời nào thì cũng có những chuẩn mực và giá trị chung của nhân loại đã được phân định và bất biến. Á Đông có câu nói nổi tiếng về người thầy “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là thầy. Mối nhân duyên của những bài học làm thay đổi cuộc đời ta đáng để cho chúng ta phải tri ân. Những bài học đó từ đâu? Từ dân gian, cách sống và dạy dỗ của cha mẹ, từ những kiến thức trao truyền của thầy cô, từ bạn bè, từ trải nghiệm của bản thân… phần nào nó chạm đến trái tim và lương tri của ta, phần đó là bài học chúng ta được nhận từ những người thầy thật sự.
Với tôi, ngày nhà giáo Việt Nam, hãy là ngày hội của những trái tim nồng ấm trách nhiệm hơn là ngày cho – nhận của cải.
Ngày Nhà giáo VN: Chuyện phi thường ở ngôi trường giữa rừng thẳm Vượt núi cõng học sinh đến trường, đi xin quần áo cho các em, nhường phòng họp làm nhà nội trú, dạy thêm không biết ... |
Cựu Tổng thống Mỹ viết gì trong thư gửi thầy giáo của con trai? Bức thư của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (12.2.1809 – 15.4.1865) gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học được ... |
Giáo viên thời Facebook, Zalo: Tây học, trẻ trung, giỏi ngoại ngữ Tương tác với học trò qua mạng xã hội bất kể ngày đêm, không còn chú trọng vào biên chế, định hướng học sinh vươn ... |
http://danviet.vn/giao-duc/ngay-nha-giao-mon-qua-vi-ai-823425.html