Xem tượng chó đá là thần cẩu phù trợ làng, người dân Bao La (Thừa Thiên Huế) không ăn thịt chó, ngày lễ mang xôi gà dâng lên miếu thần.

Cách trung tâm thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) khoảng 30km, làng Bao La (xã Quảng Phú, Quảng Điền) nổi tiếng với nghề đan lát. Sản phẩm tre đan lát của dân làng được xuất đi khắp trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngôi làng thuần nông nằm bên sông Bồ còn nổi tiếng với tục thờ chó.

ngoi lang o hue suy ton cho la than cau

Tượng chó đá được người dân làng Bao La tôn thờ hàng trăm năm nay. Ảnh: Võ Thạnh.

Ngay cạnh con đường chính của làng có một miếu thờ rộng khoảng 9m2, chính giữa là bức tượng chó bằng đá, cao chừng 70cm, nặng 30kg. Tượng chó đá ngồi nhổm, mắt hướng về đồng ruộng.

Các cụ cao niên trong làng không biết tượng chó đá có từ bao giờ, chỉ biết xưa kia ông cha đã tôn sùng là thần cẩu, chuyên bảo vệ dân làng khỏi tai ương. Hàng năm, cứ đến lễ Tết, các xóm đều mang gà, xôi đến miếu dâng lễ, cầu một năm mùa màng bội thu.

ngoi lang o hue suy ton cho la than cau

Miếu thờ thần cẩu nằm ngay cạnh con đường chính của làng. Ảnh: Võ Thạnh.

Xung quanh ngôi miếu thờ chó đá có rất nhiều truyền thuyết. Ông Thái Ngọc Thọ (69 tuổi, Trưởng làng Bao La) kể, theo cha ông truyền lại hòn đá hình thù như con chó trôi từ trên thượng nguồn về, người dân làng khác không thể nhấc lên. Chỉ dân làng Bao La nhấc được tảng đá, đưa về đến vị trí hiện tại thì không còn sức nữa và nghĩ "ngài" thích ở đó. Từ đó, người dân trong làng lập miếu, tôn sùng là thần cẩu và thờ cho đến ngày nay.

Lại có truyền thuyết khác nói về sự ra đời của bức tượng. Xưa làng Bao La hạn hán, người dân đào giếng lấy nước thì phát hiện tảng đá hình con chó. Khi người dân nhấc tảng đá lên thì tìm thấy nguồn nước. Nghĩ thần cẩu được Ngọc Hoàng phái xuống giúp, dân làng Bao La đưa tượng đá vào nơi thờ hiện nay, xây dựng miếu thờ.

ngoi lang o hue suy ton cho la than cau

Tượng chó xoay hướng về cánh đồng của làng. Ảnh: Võ Thạnh.

Theo ông Thọ, kể từ khi thờ thần cẩu, người dân làng Bao La luôn được mùa lúa. Dịch bệnh hàng năm không xảy ra, nếu có thì thiệt hại ít. "Nhiều người trong làng bị bệnh, mang xôi gà ra dâng lễ lên thần cẩu nhờ che chở và có người khỏi bệnh. Không biết có phải thần phù hộ hay do gặp thầy gặp thuốc, nhưng từ đó người dân trong làng càng tôn sùng", ông Thọ nói.

Đối với người dân làng Bao La, loài chó là vị thần bảo hộ. Nhà nào có nuôi chó đều đối xử tốt. "Trong làng, từ thanh niên đến những cụ già như tôi từ xưa đến nay không bao giờ bắt chó làm thịt ăn”, ông Thọ khẳng định.

ngoi lang o hue suy ton cho la than cau Những địa danh nổi tiếng khiến du khách bị mê hoặc ở Hy Lạp

Hy Lạp được biết đến với những di tích còn sót lại từ thời cổ đại, những ngôi làng đã được sơn trắng, những bãi ...

ngoi lang o hue suy ton cho la than cau Bên trong ngôi làng nơi phụ nữ "hóa thành" đàn ông

Khu vực miền núi ở phía bắc Albania có các ngôi làng, nơi những người phụ nữ sống và cư xử như đàn ông.

/ https://vnexpress.net