Lần đầu trông thấy những đứa trẻ khiếm thị, bà Anh bật khóc thành tiếng. Từ đó đến nay, 'người mẹ' ấy đã dành cả cuộc đời mình và những điều tốt đẹp nhất cho những "đứa con" không may mắn...
Nghệ sĩ đàn bầu Vân Anh - "người mẹ" của những đứa trẻ khiếm khuyết - HOÀI NHÂN
"Cô hình ra làm sao mày? Cô cao hay thấp, đẹp hông ta?"
Trong ký ức của nghệ sĩ đàn bầu Lê Thị Vân Anh (SN 1966), vẫn chưa bao giờ quên những ngày trẻ tập nhạc trong khó nghèo, chật vật. Lên 4 tuổi, bà được ba mẹ cho đi học đàn để bằng bạn bằng bè, nhưng cây đàn đầu tiên của bà chỉ là một cây đàn… vẽ trên bàn.
Mẹ bán rong khắp Sài Gòn, suốt 19 năm chăm con bệnh down “Ba mẹ thương nên cho đi học piano để con gái không thua kém bạn bè. Nhưng đến lớp thì có đàn của thầy, còn về nhà, ba phải vẽ hình các phím đàn lên chiếc bàn cũ rồi tập. Mãi cho đến năm hơn 6 tuổi, ba mới dành dụm mua cho một cây đàn cũ, cũ đến nỗi mười mấy phím không lên tiếng. Tập đàn vẽ trên bàn còn hơn là đàn thật mà tiếng được tiếng không. Những lúc ngồi đàn mà nước mắt trào ra, vì cảm giác bản nhạc không tròn làm mình uất nghẹn…”, bà Vân Anh nhớ lại.
Trong cái khó, sự cố gắng của bà trở nên mãnh liệt. Theo gia đình bôn ba khắp đất Bắc rồi Trung, cuối cùng cả nhà bà chuyển vào Sài Gòn để bà theo học Nhạc viện TP.HCM, lúc chỉ mới 12 tuổi. Bà trở thành một trong những sinh viên xuất sắc của khoa Âm nhạc dân tộc với nhạc cụ đàn bầu.
HOÀI NHÂN |
HOÀI NHÂN |
NVCC |
Bà kể, có lần, một người bạn khiếm thị là giáo viên trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Q.10) ngỏ ý dắt
|
bà vào trường thăm các học sinh và thử dạy nhạc. Năm đó chỉ mới hai mấy tuổi, vốn sống ít ỏi, trong hiểu biết của bà không có hình dung rõ ràng về những người khiếm thị, nên những mảnh đời trong ngôi trường ấy đã khiến bà ngỡ ngàng.
“Một người thầy khiếm thị dắt tôi đến lớp rồi để tôi ở đó làm quen với các em. Lần đầu tiên trông thấy các em, tôi bàng hoàng, cái cảm giác lạ lắm… Đứa “nhìn” đông, đứa “nhìn” tây, những đôi mắt dáo dác chẳng ai giống ai. Một vài em nhốn nháo: Mày ơi, cô đâu rồi mày? Cô hình ra làm sao mày? Cô cao hay thấp, đẹp hông ta? Cô đâu nhỉ, tụi mình giỡn um sùm vầy coi chừng cô xuống méc thầy đó”, bà Anh bồi hồi kể.
Lúc ấy, bà đứng ngay cạnh những đứa trẻ không may mắn, nhưng chúng chẳng hay biết. Rất khẽ khàng, bà nhón chân bước vội ra ngoài ban công, rồi bật khóc thành tiếng một lúc rất lâu. Lần đầu trong đời, bà hiểu khiếm thị là như thế. Lần đầu trong đời, bà biết những năm tháng học nhạc khó khăn của mình, chẳng thấm vào đâu so với những đứa trẻ chưa một lần nhìn thấy cuộc đời này.
HOÀI NHÂN |
NVCC |
“Chẳng được học cách dạy cho các em, tôi chỉ biết mang cái tâm ra để làm điều đó. Tôi cũng không biết chữ nổi, đành chỉ cho các em bằng cách đọc đi đọc lại nốt nhạc, cầm tay chỉ phím. Tôi dạy các em tất cả những nhạc cụ dân tộc, từ đàn bầu, sáo trúc, đàn T\'rưng… May mắn thay, tôi truyền được cảm hứng cho các em. Nhiều trong số đó đã tỏa sáng trong các cuộc thi âm nhạc, giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống”, bà chia sẻ.
Mẹ của những đứa con khiếm khuyết
Sau khi dạy ở trường hơn 2 năm, bà Vân Anh bắt đầu đi diễn khắp nơi. Ban ngày bà đứng trên các sân khấu, tối bà lại trở về quán cơm chay của mình.
Bà vẫn thường xuyên làm từ thiện bằng những lần phát cơm cho các bệnh viện nhi, bằng những chuyến đi khắp Sài Gòn và các tỉnh để biểu diễn âm nhạc dân tộc tại các trường học với thù lao tượng trưng, thậm chí là miễn phí. Bà cũng đồng thời tập trung vào các mái ấm, các cơ sở, các sự kiện văn nghệ dành cho trẻ khuyết tật.
NVCC |
NVCC |
NVCC |
Kỉ niệm cứ trải dài trong những chuyến đi. Bà kể: “Lần đó, tôi nhận dựng bài cho Đội thanh niên khuyết tật thành phố, với tổng cộng 16 em ngồi xe lăn. Ngày chạy chương trình, 16 em nhưng đòi hỏi cần thêm 16 người nữa hỗ trợ các em lên sân khấu. Nhiều người tổ chức lúc đó đã khó chịu ra mặt, bảo tiết mục quá bất tiện, nhưng may có chú Thanh Bạch làm MC. Chú ấy đã đỡ lời và đưa các em lên sân khấu. Ngày biểu diễn, các em đóng hoạt cảnh bài Lý kéo chài, 8 cô gái, 8 chàng trai đưa đẩy trên sân khấu, nghiêng ngả bằng xe lăn. Nước mắt khán giả rơi rơi…”.
“Nói xong, tôi im lặng vì mệt mỏi. Lúc này, một đứa mới lên tiếng hỏi: “Cô ơi, mặt tươi là làm sao vậy cô?”. Mình chết lặng… Phải rồi, các em không hiểu như thế nào là tươi, vì đã nhìn thấy bao giờ đâu. Thế rồi tôi phải nhẹ nhàng giải thích, là cười lên, là hớn hở lên. Các em cố làm theo, nhưng mặt vẫn vậy. Tôi vừa giận vừa thương! Thế là tôi nghĩ ra cách, chỉ cho các em mở miệng, đặt ngón tay lên răng, giải thích cười tươi là để môi vừa chạm vào ngón tay như thế. Thế là các em cười, những nụ cười không ai giống ai… Các em cười đó, vui đó, mà nước mắt tôi chảy dài…”, bà nghẹn ngào.
"Đời lấy đi đôi mắt con, nhưng con còn có mẹ..."
Nhưng rồi cũng đến lúc bà nghĩ mình phải làm một cái gì đó ý nghĩa hơn nữa cho các em. Bà quyết định cưu mang những đứa trẻ khiếm khuyết có hoàn cảnh khó khăn nhất mà bà từng biết.
Người mẹ 16 năm nhặt ve chai khắp Sài Gòn chăm con bệnh Down Các con của bà, người mồ côi, người còn cha, người lưu lạc. Bà lần lượt đón về nhà, dạy cho làm đồ thủ công để bán, kiếm thêm thu nhập. Chỉ chưa đến 1 năm, 6 mảnh đời đã được bà cưu mang. “Chúng gọi tôi là “mẹ”, không có niềm hạnh phúc nào bằng việc mình có những đứa con đầy nghị lực như thế…”, bà Vân Anh xúc động.
Thế nhưng hiện tại, căn nhà ở Q.1 của bà đã sắp bị giải tỏa, bà đành gửi nhờ các con sang nhà những người thân. Bà tạm thuê một căn nhà khác ở Q.7 để ở cùng Châu và Ở, vốn là hai bạn trẻ khiếm thị bà đã từng gặp trong trường khiếm thị.
“Trước đó, tôi đã tác hợp cho hai con và tổ chức một lễ cưới ấm cúng. Giờ tôi có cháu ngoại rồi đó nha, 4 tuổi rồi, đang ở nhà Châu cho bà ngoại ruột chăm ở Bến Tre. Cả Châu và Ở đều là những đứa trẻ thiếu đôi mắt nhưng tràn trề niềm tin sống, khiến ngay cả chúng ta cũng phải học hỏi nhiều”, bà Vân Anh tự hào về hai con.
|
NVCC |
NVCC |
Hôm tôi tìm đến nhà thăm bà và các con, bà nói Ở chơi cho tôi nghe một bản nhạc, bản gì cũng được. Ở ngẫm nghĩ một lúc, rồi tay dò dẫm phím đàn, miệng ngân nga những câu hát: "Ơn đức sinh thành, làm con phải nhớ...". Hát xong, cậu đưa tay lau nước mắt, nói: "Nếu không có mẹ, chắc con đã không đủ sức sống đến ngày hôm nay". Cậu "nhìn" về hướng bà đang đứng. Tôi tin cậu đã trông thấy bà bằng trái tim của mình.
Giờ đây, chỉ còn đợi ổn định chỗ ở, bà sẽ tiếp tục đón thêm những đứa con khác về. Sẽ tiếp tục có những đứa trẻ không may mắn được vực dậy niềm tin sống, được tự hào nói rằng: “Cuộc đời lấy đi của con đôi mắt, nhưng may mắn thay, còn cho con có mẹ…”.
Phụ việc cho con ở quán làm thêm, bà mẹ Philippines gây xúc động Tới thăm con ở cửa hàng McDonald\'s, thấy con vất vả dọn dẹp vì đông khách, bà Emelia quyết định giúp đỡ. |