Bắt đầu từ cửa hàng 33 Lý Quốc Sư và có tiếng trong việc buôn bán điện thoại xách tay, vài năm trước Nhật Cường đã phải chấm dứt hình thức kinh doanh này để chuyển hướng sang một hình thức khác chuyên nghiệp hơn và trở thành top 5 nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu Việt Nam. Còn ông Bùi Quang Huy trở thành đại gia với dàn siêu xe khủng.
Nhật Cường Mobile có dấu hiệu dùng hàng nhập lậu?
Ngày 9.5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu (C03), Bộ Công an khám xét toàn bộ hệ thống cửa hàng điện thoại Nhật Cường mobile .
Theo thông tin trên website, Nhật Cường mobile thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường , có giấy phép ĐKKD số 01011.38364 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 20/6/2001. Người đại diện pháp luật là ông Bùi Quang Huy, với ngành nghề kinh doanh chính là Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
Xác nhận với Tiền Phong chiều 9.5, một cán bộ Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu và gian lận thương mại (BCĐ 389 quốc gia) cho hay, sáng nay họ nhận được thông báo của C03 về việc khám xét chuỗi cửa hàng Nhật Cường mobile và nhà ở, trụ sở làm việc của lãnh đạo công ty này. Dù không "tiết lộ" nguyên nhân kiểm tra nhưng theo vị này nhận định sẽ "liên quan đến nhiều vấn đề" chứ không chỉ riêng về dấu hiệu nhập hàng lậu.
Đại diện Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia cũng cho hay, chuyên án này do C03 Bộ Công an xác lập và điều tra, không liên quan đến các vụ bắt điện thoại di động nhập lậu trước đây của lực lượng 389 quốc gia.
Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho hay, Nhật Cường Mobile của ông Bùi Quang Huy có nhập khẩu điện thoại qua cả các cửa khẩu ở Lạng Sơn và Hà Nội. Ngay lập tức, phóng viên liên hệ với Tổng cục Hải quan để xác minh. Tuy nhiên đại diện phía tổng cục cho biết: “Theo quy định của Luật Thống kê, Hải quan không được cung cấp cụ thể thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, chỉ có thể cung cấp số liệu chung về nhập khẩu điện thoại và trị giá”.
Ảnh Zing
Đáng chú ý, cũng liên quan đến mặt hàng điện thoại di động, gần đây nhất, lúc 22h30 ngày 19.1, Cục C03 đã bắt quả tang đối tượng Đặng Đức Thịnh (SN 1989, thường trú Quảng Ninh) đi chuyến bay VN415 từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) về Nội Bài, nhập lậu 856 điện thoại Samsung và Iphone. Vụ việc được phát hiện tại khu vực công cộng của ga đến, nhà ga hành khách quốc tế T2, Nội Bài.
Cuối tháng 9.2018, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) cũng tạm giữ lô hàng hơn 250 điện thoại iPhone XS trong hành lý xách tay của 4 hành khách từ Mỹ về Việt Nam. Các hành khách này không xuất trình được giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo quy định. Tổng trị giá lô hàng vi phạm ước tính khoảng 6,5 tỉ đồng.
Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Cục Hải quan TP. HCM cho hay, qua rà soát, Nhật Cường mobile không có hoạt động nhập khẩu điện thoại qua địa phương này. Đồng thời, họ cũng không liên quan tới vụ bắt 250 chiếc iPhone XS tháng 9/2018.
Còn lãnh đạo Cục Hải quan TP. Hà Nội cho biết, vụ nhập lậu 856 điện thoại Samsung và iPhone do C03 phát hiện và bắt giữ, hiện họ vẫn đang điều tra, đơn vị không được cung cấp thêm thông tin gì về vụ việc này.
Những cú phốt của Nhật Cường mobile
Nhật Cường Mobile 33 Lý Quốc Sư là cửa hàng đầu tiên trong hệ thống bán lẻ của công ty Nhật Cường. Đây là hệ thống có tiếng trong việc buôn bán điện thoại xách tay, vài năm trước đã phải chấm dứt hình thức kinh doanh này để chuyển hướng sang một hình thức khác chuyên nghiệp hơn.
Trong đó, nổi lên mảng kinh doanh phần mềm: Nhật Cường Software. Trên website chính thức, Nhật Cường Software được giới thiệu là Công ty giải pháp phần mềm Nhật Cường, tiền thân từ một Trung tâm Công nghệ thông tin của Công ty Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Nhat Cuong Mobile) và người đại diện cũng chính là ông Bùi Quang Huy.
Công ty này ra đời với phương châm: "Với mong muốn mang ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cộng đồng, phấn đấu trở thành một tổ chức giàu mạnh bằng chính nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ của mình".
Cụ thể, Nhật Cường Software của ông Bùi Quang Huy chuyên xây dựng và thiết kế những sản phẩm phần mềm "đột phá" cho TP. Hà Nội, điển hình như cơ sở dữ liệu dân cư, phần mềm lưu trú trực tuyến, phần mềm hộ chiếu online, đăng ký hồ sơ trực tuyến, đặc biệt là giải pháp Dịch vụ công trực tuyến liên thông 3 cấp.
Cũng trên website chính thức, thông tin do doanh nghiệp tự công bố cho hay, từ khi thành lập đến nay, Nhật Cường Software đã và đang làm việc với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau và các cơ quan chính phủ.
Năm 2015, Nhật Cường Mobile của ông Bùi Quang Huy mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ, số cửa hàng vượt qua con số 20 và có mặt ở tất cả các quận, huyện tại Hà Nội. Trong tầm nhìn đến năm 2020, Nhật Cường Mobile phấn đấu trở thành thương hiệu bán lẻ sản phẩm công nghệ quy mô toàn quốc đặc sắc bởi: “Chu đáo - Sang trọng - Khác Biệt”.
Mặc dù vậy, Nhật Cường Mobile của ông Bùi Quang Huy không ít lần bị khách hàng lên tiếng về vấn đề dịch vụ sau bán hàng. Không ít lần khách hàng đã “tố” dịch vụ sau bán hàng của Nhật Cường Mobile kém chất lượng, chi phí sửa chữa bảo hành cao ngất ngưởng, cùng với đó là tình trạng coi thường khách hàng.
Theo Vietnamnet, năm 2018, khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile đánh tráo ruột máy điện thoại. Khách hàng T.T.H ở Hà Nội cho biết: Điện thoại của chị bị vỡ màn hình, chị đã mang ra Nhật Cường Mobile chi nhánh Giảng Võ để sửa chữa.
Tại đây, kĩ thuật viên đã tiến hành thay màn hình cho chị. Tuy vây, hết lần này tới lần khác, kĩ thuật viên đều báo nhầm lỗi, tiền sửa hết gần 6 triệu đồng mà điện thoại vẫn không sử dụng được. Điều đáng nói, số Imei trên vỏ máy và số imei kiểm tra trên máy không trùng nhau, dung lượng và tên máy cũng bị thay đổi.
Ảnh Vietnamnet
Hay như trường hợp khách hàng “tố” Nhật Cường Mobile của ông Bùi Quang Huy bảo hành lấy giá “cắt cổ”. Anh T. quê ở Hưng Yên cho biết, anh vô cùng bức xúc trước cách phục vụ cũng như giá cả bảo hành tại Nhật Cường Mobile cơ sở Giảng Võ.
Anh T. có mua Iphone 6s tại Nhật Cường Mobile, sau một thời gian máy bị “treo táo” (một lỗi phổ biến trên Iphone). Anh mang chiếc điện thoại ra Nhật Cường Mobile để bảo hành thì được nhân viên kĩ thuật báo điện thoại anh bị lỗi ổ cứng và báo giá bảo hành sửa chữa hết 1,2 triệu đồng, thay mới là 1,8 triệu đồng, nếu còn bảo hành được bớt 10%, sau đó là bớt 250.000 đồng nhưng anh không đồng ý.
Nhưng tệ hơn là khi anh T. không đồng ý bảo hành vì cho rằng giá thành quá đắt, anh lại được nhân viên báo lại là máy đã sửa xong, nếu anh nhận lại máy thì trả tiền, còn không thì nhận máy với tình trạng như cũ.
Nhân viên Nhật Cường mobile lo không được lĩnh lương Ngày 9/5, cơ quan điều tra Bộ Công an đang khám xét toàn bộ hệ thống cửa hàng điện thoại Nhật Cường mobile, các tổng ... |
Sai phạm nào khiến Nhật Cường Mobile bị khám xét? Theo tìm hiểu của PV, Nhật Cường Mobile bị điều tra, khám xét do có dấu hiệu liên quan đến hành vi buôn lậu. |
Ông chủ Nhật Cường mobile Bùi Quang Huy là ai? Ngoài việc sở hữu chuỗi bán lẻ điện thoại nổi tiếng, ông chủ Nhật Cường mobile Bùi Quang Huy còn là chủ nhân bộ sưu ... |
Nhật Cường Mobile bị 'sờ gáy' Ngoài Nhật Cường Mobile, Công ty Nhật Cường còn có Nhật Cường Software - đơn vị cung cấp hàng loạt sản phẩm cho chính quyền ... |