Trẻ Nhật đến trường sách cũ, nhẹ tênh nhưng giáo dục tiên tiến. Trẻ Việt sách mới, người làm giáo dục chưa giỏi nhưng khôn tạo thị trường móc túi tiền trò.
Chờ đợi gì cho năm học mới? |
Quan văn và quan võ, quan “đương” và quan “hưu” |
Trẻ trễ vai vì phải mang đến trường quá nhiều sách vở. (Nguồn ảnh: Internet).
Vừa khai giảng năm học mới. Trẻ Việt đến trường trễ vai. Bộ sách giáo khoa cháu nào cháu nấy mới cáu cạnh.
Trẻ Nhật đến trường nhẹ tênh, sách giáo khoa chủ yếu là loại đã dùng nhiều năm. Hỏi ra mới biết, người làm giáo dục Việt chưa giỏi về truyền thụ kiến thức, nhưng "khôn" về tạo thị trường móc tiền học trò. Mỗi năm, giáo khoa bổ sung thêm một tý, sửa đổi thêm một tý. Sách cũ làm giấy vụn nhóm lò. Cộng lại toàn quốc, phụ huynh mỗi năm đốt đi nhiều nghìn tỷ và bỏ ra nhiều nghìn tỷ mới.
Hàng hoá Nhật rành rẽ hai loại. Loại dùng nội địa thuần tiếng Nhật. Dân Nhật chỉ dùng loại này. Người Nhật có hệ thống điện chẳng giống ai, 100V, 60Hz. Vì thế, dân Nhật chỉ dùng hàng điện và điện tử sản xuất tại Nhật.
Dân Việt từng có cơ hội dùng hàng "bãi", tức là hàng nội địa Nhật đã vứt ra bãi và khen dùng tốt hơn hàng mới. Nhật dành hàng tốt cho dân họ để đỡ mua sắm nhiều lần và hạn chế nhập khẩu. Người Việt dành hàng tốt xuất khẩu và nhập khẩu từ đôi đũa, cái tăm.
Nhật cấp ODA và Việt Nam thì vay ODA. Người Nhật thu lãi, người Việt hàng năm tăng nợ và bóp miệng, tăng thuế trả lãi.
72 năm trước, Nhật là quốc gia thua trận. Việt Nam là quốc gia thắng trận. Thắng, thua này mang tầm quốc tế!
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
http://www.nguoiduatin.vn/-nhat-viet-hanh-xu-nguoc-nhau-a338099.html