Nhiều người nghĩ trẻ con chảy nước mũi đặc, dịch xanh vàng là do nhiễm khuẩn nên phải dùng kháng sinh, thực tế chưa cần thiết.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, kháng sinh giúp giảm nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến. Chẳng hạn tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole… Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chủ yếu gây kháng thuốc.
Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. |
Lạm dụng kháng sinh, tức bệnh không cần kháng sinh vẫn dùng; thay vì sử dụng kháng sinh cũ rẻ tiền lại dùng loại mới đắt tiền; chỉ cần kê kháng sinh 3-5 ngày thì lại uống trong thời gian dài… Thường trẻ con nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus (70-85%), chỉ có 10-15% là do vi khuẩn, song khi đi khám 70% trẻ được bác sĩ cho dùng kháng sinh ngay mà không cần thiết.
Theo tiến sĩ Dũng, trẻ chỉ bị ho thông thường, sốt nhẹ thì không cần dùng kháng sinh. “Trẻ chảy nước mũi xanh, vàng, mũi đặc… không còn là dấu hiệu đặc hiệu để chỉ định dùng kháng sinh”, tiến sĩ nói. Khi không dùng kháng sinh, điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng như rửa mũi, súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc ho… Nếu trẻ tái phát bệnh thì cần cải thiện môi trường sống và nuôi dưỡng.
Ngoài ra, trước đây kháng sinh được chỉ định trong những trường hợp viêm tai. Hiện nay, thế giới khuyến cáo nếu viêm mà không chảy nước tai thì chờ hai ngày theo dõi mới kê kháng sinh. Thực tế 50-80% trẻ khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, không có biến chứng. Tuy vậy, tiến sĩ Dũng lưu ý cần theo dõi sát sao trẻ, nếu có biểu hiện nặng lên thì phải đưa trẻ khám kịp thời.
Thế giới đã phát minh ra kháng sinh thế hệ thứ 5, song Việt Nam chưa có loại kháng sinh này. Nguyên tắc chỉ định kháng sinh hiện nay là theo bệnh, mức độ nặng, mỗi lần khác nhau, dùng kháng sinh cũ nếu vẫn hiệu quả.
6 nguyên tắc kê đơn kháng sinh: - Chỉ cho kháng sinh khi bệnh nhiễm khuẩn. - Chẩn đoán/đánh giá nặng về lâm sàng. - Tối đa hóa - đã cho kháng sinh thì phải diệt sạch vi khuẩn, liều cao, thời gian ngắn. - Muốn kê kháng sinh loại nào thì phải dựa vào tỷ lệ kháng thuốc ở địa phương - làm kháng sinh đồ. - Hiểu biết về dược động học. - Phối hợp 5 điều trên. |
7 dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc Gan là một trong những cơ quan chính giúp cơ thể thải độc, tham gia vào quá trình trao đổi chất và sản xuất một ... |
Đường có thể làm lành vết thương Nghiên cứu mới cho thấy không phải mọi loại đường đều không tốt cho sức khỏe. |
https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/nhieu-tre-em-viet-dang-uong-khang-sinh-khong-can-thiet-3672249.html