Triều Tiên từng thực hiện một số yêu cầu về giải trừ vũ khí của Mỹ để đổi lấy lợi ích kinh tế nhưng những động thái này sau đó đều đổ bể.

nhung lan my that bai khi yeu cau trieu tien phi hat nhan hoa

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ hai từ trái sang) họp với phái viên Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng ngày 6/3. Ảnh: Reuters.

Triều Tiên ngày 6/3 nói họ đồng ý hội đàm với Mỹ về chương trình vũ khí hạt nhân nếu an ninh của họ được đảm bảo. Mặc dù đây được coi là động thái quan trọng có thể dẫn đến phi hạt nhân hóa bán đảo, nhiều người bày tỏ nghi ngờ vì Washington đã gặp những thất bại trong quá khứ khi đối thoại với Bình Nhưỡng.

Đàm phán 6 bên năm 2003 - 2009

Tháng 1/2003, lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Jong-il tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân vào năm 1985. Ba tháng sau, Triều Tiên công bố họ có vũ khí hạt nhân. Với hy vọng tìm cách giải quyết hòa bình cho tham vọng hạt nhân này, các cuộc đàm phán 6 bên được bắt đầu ở Bắc Kinh giữa Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản.

Năm 2004 - 2005, trong khi các cuộc đàm phán 6 bên diễn ra, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa. Bình Nhưỡng ngỏ ý họ sẽ cắt giảm chương trình vũ khí để đổi lấy viện trợ nhưng vẫn bày tỏ lo ngại rằng Mỹ có hành động thù địch với họ, theo Reuters.

Năm 2006, tình hình trở nên căng thẳng khi Triều Tiên đẩy mạnh thử tên lửa và gọi Mỹ là mối đe dọa hạt nhân. Vòng thứ 6 của cuộc đàm phán diễn ra vào tháng 2/2007, Triều Tiên hứa sẽ đóng cửa lò phản ứng hạt nhân để đổi lấy dầu. Bình Nhưỡng sau đó yêu cầu Mỹ giải phóng quỹ 25 triệu USD của nước này đã bị Mỹ đóng băng. Washington thực hiện yêu cầu vào tháng 6/2007, mở đường cho vòng đàm phán tiếp theo một tháng sau.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, Triều Tiên vẫn chưa thực hiện cam kết là công khai tất cả hoạt động hạt nhân. Tháng 5/2008, họ yêu cầu Mỹ xóa họ khỏi danh sách các bên tài trợ khủng bố và Washington đã thực hiện vào tháng 10. Đổi lại, Triều Tiên tiếp tục quá trình xóa bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon.

Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2009 phản ứng trước một cuộc thử tên lửa của Triều Tiên bằng cách đe dọa gia tăng biện pháp trừng phạt. Bình Nhưỡng nổi giận, tuyên bố họ sẽ không tham gia vào đàm phán 6 bên nữa.

nhung lan my that bai khi yeu cau trieu tien phi hat nhan hoa

Đại diện Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nga và Nhật Bản tham gia đàm phán 6 bên năm 2005 ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Đối thoại Mỹ - Triều năm 1994 - 2002

Năm 1994, Triều Tiên và Mỹ, dưới thời tổng thống Bill Clinton, đã ký một khung thống nhất với mục tiêu đóng băng và sau đó chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Đổi lại, Triều Tiên nhận được dầu và được giúp xây dựng các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ thay cho các lò phản ứng có thể sử dụng cho mục đích quân sự.

Tuy nhiên, việc Triều Tiên sản xuất và bán tên lửa trở thành vấn đề lớn trong nỗ lực cải thiện quan hệ. Mỹ thúc giục Triều Tiên cắt giảm kinh doanh tên lửa, trong khi Bình Nhưỡng yêu cầu bồi thường tài chính cho thu nhập bị mất. Năm 1998, Triều Tiên bị áp lệnh trừng phạt vì gửi công nghệ và các bộ phận tên lửa cho Pakistan.

Mặc dù nhiều cuộc đối thoại diễn ra, hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận nào về tên lửa dưới thời ông Clinton. Khi ông George W. Bush trở thành tổng thống Mỹ năm 2001, Washington áp đặt lệnh trừng phạt lên một công ty Triều Tiên vì chuyển các bộ phận tên lửa sang Iran. Quan hệ hai bên càng xấu đi vào năm 2002, khi Mỹ gọi Triều Tiên cùng Iran và Iraq là "trục ác" tài trợ cho khủng bố và theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Khung thỏa thuận chấm dứt vào tháng 12/2002 khi Mỹ xác định Triều Tiên đang bí mật theo đuổi vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Bình Nhưỡng nói họ có quyền làm vậy vì mục đích phòng thủ. Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ trì hoãn các chuyến hàng chuyển dầu mà họ đã hứa hẹn. Bình Nhưỡng yêu cầu các thanh sát viên quốc tế rời khỏi nước này và mở lại các cơ sở hạt nhân bị đóng cửa.

Với những thất bại trong quá khứ, Alexandra Bell, giám đốc chính sách cấp cao tại Trung tâm Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng hiện giờ việc xây dựng một nhóm đàm phán có năng lực để đạt được thỏa thuận với Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.

"Tổng thống thường khoe rằng mình có kỹ năng đàm phán tuyệt vời và cho rằng chính quyền của ông có khả năng đạt được những thành tựu lớn. Đây là cơ hội để chứng minh điều đó", bà nói. "Triều Tiên không phải là một người bạn và rõ ràng không phải là một đối tác đàm phán tốt trong quá khứ".

nhung lan my that bai khi yeu cau trieu tien phi hat nhan hoa Quan chức Mỹ tiết lộ lý do Trump nhận lời gặp Kim Jong-un

Tổng thống Trump đồng ý sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vì cho rằng ông Kim có khả năng đưa ra quyết ...

nhung lan my that bai khi yeu cau trieu tien phi hat nhan hoa Tổng thống Donald Trump quyết định sốc sau khi nhận thư ông Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ông sẽ gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 để thảo luận về vấn đề ...

nhung lan my that bai khi yeu cau trieu tien phi hat nhan hoa Trump có thể gặp Kim Jong-un vào tháng 5

Đặc phái viên Hàn Quốc cho biết Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên đều tỏ thiện chí gặp mặt để bàn về ...

/ vnexpress.net