Nhặt được hũ gốm, cứ nghĩ là đồ vật bình thường, ông lão liền mang về 'làm chậu cho gà ăn' mà không biết đó là bảo vật quốc gia.

Đồ cổ là thứ rất quý giá. Chúng không chỉ phản ánh trí tuệ của con người thời cổ đại mà còn là bằng chứng để người hiện đại tìm hiểu về quá khứ ngàn xưa. Người bình thường rất khó để phân biệt được tính xác thực cũng như giá trị của những loại đồ cổ. Có người may mắn khám phá ra đồ cổ mà không biết giá trị thực nên coi như đồ vật bình thường.

Ông lão nhặt được hũ gốm, mang về 'làm chậu cho gà ăn', ai ngờ là bảo vật vô giá - 1

Cứ nghĩ là đồ vật bình thường nên ông lão mang về làm hũ đựng thức ăn cho gà.

(Nguồn: NetEase)

Năm 1957, tại thôn Thái Bình, huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một nông dân tên Yên Tư Nghĩa khi đang cày ruộng vô tình phát hiện dưới mặt đất có thứ gì đó màu xám đen, hình thù kỳ dị. Khi nhìn kỹ hơn, ông nhận ra rằng đó là cái hũ bằng gốm hình dạng con chim.

Nghĩ cái hũ này vẫn còn sử dụng được, ông mang về dùng làm bát đựng thức ăn cho gà cũng rất hợp lý. Người đàn ông này không hề hay biết cái hũ gốm đó thực ra là di vật văn hóa hạng nhất. Một năm sau khi nhặt được hũ gốm, nhóm chuyên gia khảo cổ phát hiện ra di chỉ Văn hóa Yangshao (Văn hóa Ngưỡng Thiều) tại thôn Tuyền Hộ thuộc huyện Hoa gần đó.

Ông lão lúc đó mới chợt nhớ tới hũ gốm mình nhặt được cách đây 1 năm. Ông thầm nghĩ, làng Thái Bình gần ngay làng Tuyền Hộ, tiện các nhà khảo cổ đang điều tra ở gần đó, chi bằng mang hũ gốm tới đó nhờ các chuyên gia xem hộ.

Ông lão nhặt được hũ gốm, mang về 'làm chậu cho gà ăn', ai ngờ là bảo vật vô giá - 2

Hũ bằng gốm có hình dạng con chim. (Nguồn: NetEase)

Ông đem hũ gốm tới chỗ các nhà khảo cổ học và kể về quá trình nhặt được vật này. Sau khi kiểm định cẩn thận, các chuyên gia xác nhận rằng đó là Đào Ưng Đỉnh thuộc thời kỳ đồ đá mới.

Đào Ưng Đỉnh có vẻ ngoài đơn giản của hình con chim ưng, cao 35,8 cm, đường kính 23,3 cm. Sau khi biết rằng đó là bảo vật quý giá, ông lão vô cùng ngạc nhiên và lập tức trao Đào Ưng Đỉnh lại cho đội khảo cổ.

Nhờ đó mà di vật này được nhiều người biết đến, hiện nó được lưu trữ và bảo vệ trong Bảo tàng quốc gia Trung Quốc.

https://vtc.vn/ong-lao-nhat-duoc-hu-gom-mang-ve-lam-chau-cho-ga-an-ai-ngo-la-bao-vat-vo-gia-ar800265.html

THU HIỀN / VTC News