Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, trong 17 -18 năm qua, dù nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh nhưng so với cơ cấu của các ngành khác thì tụt hậu quá xa.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (17.10), tiếp tục phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo: Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tổng hợp); Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội (Ban Dân nguyện tổng hợp).
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đã đánh giá các báo cáo cụ thể, công phu.
Theo báo cáo do Ban Dân nguyên tổng hợp, các kiến nghị tồn đọng nhiều kỳ họp nhưng chỉ tập trung vào một số ngành, ví dụ như Văn phòng Chính phủ có 92 kiến nghị, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có 80 ý kiến, kiến nghị, Bộ Y tế có 76 ý kiến, kiến nghị, Bộ Nông nghiệp có 76 ý kiến, kiến nghị… “Vậy thì vì sao các cơ quan này nhiều thế, do thể chế hay do tổ chức thực hiện”, ông Giàu nêu vấn đề.
Tiếp tục dẫn báo cáo, ông Giàu nói thêm, từ đầu nhiệm kỳ đến nay thì các bộ nhận nhiều ý kiến cử tri nhất là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 870 ý kiến, kiến nghị; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là 858 ý kiến, kiến nghị; Bộ GTVT là 858 ý kiến, kiến nghị…
“Chúng ta chưa mổ xẻ được vì sao nhiều như thế. Tôi thấy các ý kiến của cử tri được tổng hợp ở đây là xác đáng vì chúng ta chưa có những giải pháp đáp ứng được nguyện vọng của cử tri….Những vấn đề này cần được mổ xẻ để rút ra kinh nghiệm, xem đây là do pháp luật hay do tổ chức thực hiện”, ông Giàu nói.
Ông Giàu cho biết, cá nhân ông đi tiếp xúc cử trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội nổi lên một số vấn đề, như vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn. “Mỗi lần tiếp xúc cử tri, thật sự mình cũng dám nhìn thẳng vào mắt của người dân, cũng như nhìn thẳng vào trái tim mình thì thấy thế nào: Không kỳ tiếp xúc cử tri nào mà người dân không phản ánh vấn đề nông nghiệp nông thôn”, ông Giàu cho nói.
Theo ông Giàu, trong báo cáo có nói lĩnh vực nông nghiệp phát triển vượt bậc, từ tăng trưởng âm lên tăng trưởng dương cao nhất trong 12 năm qua.
“Trong 17 -18 năm qua, dù nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh nhưng so với cơ cấu của các ngành khác thì tụt hậu quá xa. Tôi xin nêu số liệu: Năm 2017, số lao động chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp có thu nhập rất cao, ví dụ Bình Dương có thu nhập bình quân 138 triệu đồng/người/năm, Bắc Ninh có thu nhập bình quân đầu người 133 triệu/người/năm,Vĩnh Phúc thu nhập bình quân đầu người 79 triệu đồng/người/năm. Còn số liệu của hai tỉnh là trung tâm vựa lúa cả nước là Đồng Tháp, An Giang chỉ có thu nhập bình quân đầu người là 34 triệu đồng/người/năm, so với cả nước là 53,4 triệu đồng/người/năm”, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại nói và đề nghị các ngành, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cơ sở hạ tầng làm thế nào để tạo sức hút để phát triển vùng nông nghiệp.
Bỉ cam kết thúc đẩy nền nông nghiệp sạch ở Việt Nam Tại cuộc họp báo chung, thủ tướng Bỉ bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác, đồng thời cho biết Bỉ ủng hộ Việt Nam ... |
Công trình vi phạm trên đất nông nghiệp gấp 6 lần ghi trên biên bản Theo quyết định xử phạt của Chủ tịch xã, bà Tha đã có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ... |
Nông dân lớp 5 chế tạo máy nông nghiệp thu 250 triệu đồng một năm Từ những quan sát trong cuộc sống, anh Vương Hùng Nam đã cải tiến máy phục vụ sản xuất nông nghiệp được bà con nông ... |
Vụ chợ nhà đất nông nghiệp náo nhiệt giữa lòng Thủ đô: Thanh tra TP.Hà Nội đang vào cuộc xác minh Ngày 5.10, PV Báo Lao Động đến liên hệ làm việc với ông Nguyễn Xuân Lưu - Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, nhưng ông ... |