Máy bay ném bom-tên lửa chiến lược Tu-95 của Nga vẫn sẽ được quân đội các nước trên thế giới "tôn trọng" ít nhất đến năm 2040.

Mặc dù được phát triển vào những năm 1950, nhưng loại máy bay ném bom-tên lửa chiến lược sử dụng 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Tu-95 vẫn được quân đội các nước trên thế giới tôn trọng, thậm chí chúng tiếp tục là mối đe dọa đối với các đối thủ tiềm năng của Nga.

ong toi danh chan tu 95 doi toi van danh chan tu 95

Máy bay ném bom-tên lửa Tu-95 của Nga.

Nguồn tin từ tờ "Phoenix" của Trung Quốc nói về loại máy bay này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của truyền thông thế giới.

Nguồn tin này mở đầu với câu nói liên quan đến không quân Mỹ: "Khi ông tôi bay F-4, ông có nhiệm vụ đánh chặn Tu-95; khi cha tôi bay F-15, ông có nhiệm vụ đánh chặn Tu-95 và bây giờ khi tôi ngồi trên F-22, tôi cũng có nhiệm vụ đánh chặn Tu-95".

Tờ "Phoenix" khẳng định rằng, "anh hùng vĩnh cửu" Tu-95 là một sự phát triển đặc biệt thú vị.

Mục đích ban đầu chỉ đơn giản là tạo ra một loại máy bay ném bom mới nhằm thay thế cho loại máy bay ném bom liên lục địa Tu-4 khi loại máy bay này không đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên chúng thành công ngoài mong đợi.

"Năm 1951 Liên Xô đã bắt đầu công việc tạo ra một chiếc máy bay ném bom có thể tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ của Mỹ. Và kết quả là "quái vật" thời Chiến tranh lạnh sử dụng động cơ tuốc bin cánh quạt xuất hiện, chúng có thể vận chuyển 12 tấn thuốc nổ đi hàng ngàn kilômet", tờ Phoenix cho biết.

Cũng giống như các máy bay trước đó, ban đầu sự xuất hiện của loại máy bay này không nhận được sự quan tâm của các nước phương Tây, họ không lo lắng về sự xuất hiện của Tu-95 vì họ cho rằng với tốc độ ban đầu tốc độ ước tính chỉ khoảng 644 km/h, chúng chỉ là loại máy bay lỗi thời.

Nhưng mọi thử đã thay đổi khi vào năm 1961, Tu-95 đã ném quả bom hạt nhân "Tsar-bomba" vào khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha. Đến nay quả bom này vẫn được coi là quả bom mạnh nhất mà con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.

Vụ nổ tương đương với 50 triệu tấn TNT (gần 1,4% tổng công suất phát xạ của Mặt Trời), giảm một nửa theo kế hoạch ban đầu nhằm giới hạn khối lượng bụi phóng xạ phát tán. Đám mây hình nấm sau đó cao đến 60 km, và bức xạ của chúng có thể gây bỏng nghiêm trọng ở khoảng cách 100 km.

Sự kiện làm rung chuyển toàn thế giới này, lực lượng không quân của các quốc gia bắt đầu quan tâm tới Tu-95 và tích cực tìm biện pháp chống lại Tu-95.

Sau nhiều lần nâng cấp và cải tiến loại máy bay này trở thành một máy bay đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Chúng không chỉ là máy bay ném bom đơn thuần mà còn được sử dụng như là một máy bay trinh sát trên biển, trên máy bay còn được trang bị thêm tên lửa chống tàu cho phép chúng tấn công phá hủy tàu mặt nước, thậm chí cả tàu sân bay đối phương.

Ngoài ra chúng còn được sử dụng như một trung tâm chỉ huy liên lạc, có nhiệm vụ giữ vững liên lạc giữa các tàu ngầm với các nhà lãnh đạo cấp cao đất nước.

Tờ “Phoenix” tin rằng, cựu binh của "Chiến tranh lạnh" Tu-95 sẽ tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga trong một thời gian dài nữa và cho tới lúc đó chúng vẫn là một mối đe dọa đối với các đối thủ tiềm năng và nhận được sự "tôn trọng" từ đối phương.

ong toi danh chan tu 95 doi toi van danh chan tu 95 Lần đầu chạm mặt \'Gấu hạt nhân\' Liên Xô của phi công Mỹ năm 1966

Phi công Newlin không khỏi choáng ngợp khi cảm nhận độ rung do cánh quạt của oanh tạc cơ Tu-95 gây ra khi bay ở ...

ong toi danh chan tu 95 doi toi van danh chan tu 95 [Infographic] Khám phá "Gấu trời" Tu-95MS vừa tới Đông Nam Á

Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS của Nga vừa đến Đông Nam Á vào hôm qua 5-12, bắt đầu chuyến ...

Nguyễn Giang

/ http://baodatviet.vn