Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT) cho biết, tính đến nay, có 56/66 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Trong đó, 27/56 dự án đã phê duyệt dự án đầu tư. Đối với 29 dự án còn lại, các chủ đầu tư đã lập kế hoạch điều chỉnh tiến độ trình thẩm định, phê duyệt dự án.
- Sẽ khởi công 11 dự án giao thông lớn từ nay đến cuối năm 2022
- Thủ tướng khảo sát dự án sân bay Sa Pa, đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai tới Sa Pa
Dự kiến, 2 dự án sẽ được phê duyệt trước ngày 30/8/2022 là: Dự án nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ và nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang. Cục QLXD&CLCTGT thông tin, trước ngày 30/9/2022, 16 dự án tiếp theo dự kiến sẽ được phê duyệt đầu tư và sau ngày 30/9/2022 là 11 dự án.
Do đó, Cục đề nghị các chủ đầu tư quyết liệt chỉ đạo tư vấn thiết kế phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư, đảm bảo tiến độ phê duyệt theo kế hoạch nêu trên. Đặc biệt là các thủ tục về rừng, đất rừng, đất lúa, đánh giá tác động môi trường và thủ tục về khung chính sách trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. (Nhật Uyên)
Sau 10 năm, Hà Nội vẫn “nhức nhối” số điểm ùn tắc
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”. Báo cáo tổng kết 10 năm (2012-2022) thực hiện chủ trương tăng cường đảm bảo giao thông và khắc phục ùn tắc, Sở GTVT Hà Nội cho biết năm 2019 thành phố xử lý được 9 điểm ùn tắc nhưng phát sinh 10 điểm; năm 2020 xử lý 8, phát sinh 11; năm 2021 xử lý 10, phát sinh 8.
Sở GTVT cũng cho biết, giai đoạn 2012-2022 nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng góp phần giảm áp lực giao thông và giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, đơn vị này cũng thừa nhận trong thời gian nói trên tình hình TNGT còn xảy ra nhiều trên một số tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh: Quốc lộ 1A, quốc lộ 6, quốc lộ 21A, đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh... Địa bàn khu vực các quận nội thành tập trung lưu lượng phương tiện giao thông cao.
Trên một số tuyến đường chính, trục đường xuyên tâm hiện đang xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông như: Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh - Đại La - Minh Khai, Kim Mã... còn xảy ra tình trạng phương tiện tham gia giao thông vào những khung giờ cao điểm di chuyển khó khăn; tình trạng ùn tắc giao thông còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, đặc biệt trong các khung giờ cao điểm, các dịp nghỉ lễ, tết,... nhất là trên một số tuyến đường cửa ngõ ra vào nội đô, trục xuyên tâm, tuyến đường vành đai các trạm phí BOT trên các tuyến cao tốc đi qua địa bàn thành phố.
Tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông còn diễn ra với các hành vi như: Xe quá khổ, quá tải; vi phạm nồng độ cồn; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
https://cand.com.vn/Giao-thong/phe-duyet-dau-tu-18-du-an-giao-thong-truoc-ngay-30-9-i665666/