Triều nhà Thanh là bối cảnh quen thuộc trong các phim cổ trang Trung Quốc. Nhưng đến người Trung Quốc cũng phải thừa nhận phim không chân thực, lừa dối khán giả.

Trong các triều đại phong kiến tại Trung Quốc, triều nhà Thanh với Càn Long, Khang Hy, Ung Chính, hay Từ Hy thái hậu là chủ đề quen thuộc với giới làm phim. Ở đó, hậu cung xa hoa, các giai nhân nhiều không kể xiết. Thời nhà Thanh nhờ thế được miêu tả như giai đoạn thịnh trị tại Trung Quốc. Đáng tiếc, ngày đó Thanh triều không màu sắc và hào nhoáng như vậy.
Mới đây báo chí Trung Quốc đăng tải một số hình ảnh từ thời nhà Thanh và so sánh với những bộ phim truyền hình về thời kỳ này. Các nhà làm phim bị cho gạt người khi đẩy nhan sắc phụ nữ cung đình nhà Thanh lên tầm cao mới. Thực tế, lịch sử và tư liệu ghi lại cho thấy thời đại này phụ nữ có sắc vóc bình thường khi vào cung. Họ được tuyển chọn nhờ gia thế dòng tộc.
Chân dung một phụ nữ sống tại hoàng cung bấy giờ. Đa số họ có điểm chung là đôi mắt nhỏ, mũi tẹt, các nét thiếu cân đối.
Hoàn Châu cách cách trên phim được khen ngợi hết lời nhờ nhan sắc hơn người.
Đây được cho là ảnh về người được mệnh danh là "Tiểu Yến Tử trong đời thực" (giữa) bên cạnh các cách cách. Con nuôi của vua Càn Long bị đánh giá kém sắc, già nua.
Cảnh đường phố náo nhiệt trên phim đơn thuần là sự hư cấu. Sinh hoạt người dân kinh thành tại triều đại này thô sơ. Trang phục dân chúng cũng không cầu kỳ, không có gấm vóc đắt tiền.
Đây là tấm ảnh binh lính triều đình ra khỏi thành. Họ mặc trang phục chẳng khác gì nông dân. Trong phim, khán giả dễ bắt gặp hàng dài lính tráng kiêu hùng cưỡi ngựa ầm ầm phi thẳng vào cổng thành. Sự khác biệt giữa phim và đời là quá lớn.
Đại thần cuối đời nhà Thanh là Viên Thế Khải xuất hành. Xung quanh ông không có nhiều binh lính bảo vệ. Ông gần như chỉ ngồi trên xe kéo, một vài lính đi cùng cầm ô đi theo phía sau.
Một bức ảnh được chụp trong cung điện Di Hòa Viên danh tiếng. Tại nơi được coi là sang trọng bậc nhất kinh thành, phụ nữ không mặc cầu kỳ như trên phim.
Những người đánh cá tại triều Thanh. Họ mặc trang phục nhàu nát, dụng cụ trên thuyền đơn sơ. Thời nhà Thanh, ngư dân chấp nhận cảnh sống lang bạt nhiều ngày trên thuyền cho đến khi đánh bắt được đủ yêu cầu số lượng từ triều đình.
Những người làm công lao lực đến gầy trơ xương. Nhiều tư liệu cho rằng sở dĩ các nhà làm phim phóng đại cuộc sống triều Thanh để phô trương thanh thế. Họ còn đưa ra lập luận "phim ảnh cần sự sáng tạo". Còn với khán giả, họ lắc đầu thất vọng. Tờ Eastday đánh giá: "Phim truyền hình đều là trò lừa dối, xuyên tạc lịch sử".

http://news.zing.vn/phim-co-trang-trieu-thanh-cua-trung-quoc-hon-ca-su-lua-doi-post783659.html

Số phận trái ngược của hai mỹ nhân mang tiếng ngoại tình

Mã Dung là người không thân thế, không chỉ ngoại tình mà còn tìm cách đâm sau lưng chồng, còn Bạch Bách Hà được chồng ...

Uất nghẹn bị quản lý nẫng mất vợ và lừa tiền hàng trăm nghìn USD

Những ngôi sao nuôi ong tay áo bị quản lý thân cận lừa cả tình lẫn tiền.

Trung Quốc mạnh tay hạ cát-xê đóng phim dàn sao hạng A

Sáng 22/9, 4 cơ quan phim ảnh của Trung Quốc thống nhất ra văn bản khống chế thù lao của diễn viên.

Cùng nối nghiệp cha, người nổi tiếng, kẻ phải đi tù

Trong showbiz, nhiều gia đình cả cha và con cùng hoạt động nghệ thuật. Hãy xem cặp cha con Cbiz nào lợi hại hơn

Những phiên bản ông tổ võ thuật quyền lực trên màn ảnh Hoa ngữ

Người sáng tạo ra Thái cực quyền và Thái cực kiếm lưu truyền đến tận ngày nay, ấy là Trương Tam Phong.

/ Theo Hiểu Nguyệt/Zing